Họ đối mặt với đại dịch COVID-19 như thế nào? - Bài 1: HDV du lịch thất nghiệp, bán xe trả nợ

0:00 / 0:00
0:00

(Ngày Nay) - LTS: Không cần phải bàn cãi về hậu quả của cơn bão Covid-19, không phải 1 mà đến 4 lần tràn vào khắp các tỉnh thành trong cả nước. Từ thành phố Trung ương đến những địa bàn tỉnh lẻ, từ các đô thị trung tâm về đến miền quê hẻo lánh. Đời sống, kinh tế, sinh hoạt của mỗi người đều theo đó thay đổi theo chiều hướng khó khăn.

Vô cớ bị cho thôi việc, mất việc tạm thời, chuyển đổi công việc, thu nhập thất bát… là hiện trạng chung của rất nhiều người ở hiện tại.

Và họ đã đánh vật để tồn tại trước làn sóng Covid-19 như thế nào?

Bài 1: Hướng dẫn viên du lịch thất nghiệp, bán xe trả nợ

(Ngày Nay) - Hướng dẫn viên du lịch, nhân viên nhà hàng, khách sạn là những những ngành nghề phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất của COVID-19. Họ phải tự xoay sở, đổi qua đổi lại rất nhiều nghề để có thể tiếp tục duy trì cuộc sống.

Họ đối mặt với đại dịch COVID-19 như thế nào? - Bài 1: HDV du lịch thất nghiệp, bán xe trả nợ ảnh 1

Hướng dẫn viên du lịch, nhân viên nhà hàng, khách sạn là những những ngành nghề phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất của COVID-19.

Như Ý (Biên Hoà, Đồng Nai) là một hướng dẫn viên du lịch đã được gần 10 năm, cho biết chưa bao giờ đối mặt với tình trạng thất nghiệp dài đến thế. Vốn trước đây phải đi lại nhiều nơi nhưng đã hơn 1 năm nay, Ý phải tìm cách chuyển sang bán hàng online để có tiền trang trải cuộc sống.

"Là một trong những ngành nghề chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch, khách đặt tour đều hủy, công ty lúc mở cửa lúc đóng cửa, rồi lại tạm dừng hoạt động trong một thời gian dài. Ý kể, nếu là nhân viên chính thức thì sẽ được công ty hỗ trợ một khoản tiền nhỏ, nhưng hầu hết mọi người đều xin nghỉ tạm thời không lương để chia sẻ khó khăn với công ty trong giai đoạn dịch bệnh."

Không riêng gì Như Ý, nhiều hướng dẫn viên du lịch và nhân sự trong ngành này cũng đang phải tìm những lối mưu sinh riêng bởi chỉ tính riêng từ đầu năm nay, đại dịch Covid-19 đã trở lại vào đúng mùa cao điểm du lịch của khách quốc tế và cũng là mùa du lịch lễ hội, tâm linh của khách nội địa sau dịp nghỉ lễ Tết Nguyên đán, vì vậy, du lịch là ngành chịu tác động đầu tiên, kéo dài và chịu thiệt hại nặng nề nhất qua hai đợt bùng phát của dịch.

Anh Trần Hoàng Xuân (trú tại Thuận An, Bình Dương) có thâm niên 15 năm làm hướng dẫn viên tự do. Mỗi dịp đầu năm, anh thường tổ chức tour đi thăm quan chùa chiềng khắp miền Nam, có khi nhận tour đưa khách du hí ra miền Bắc. 15 năm nay, cứ vào mùa cao điểm sau Tết là chạy đến rả chân với tour mới đủ chuyến phục vụ khách.

Vậy mà, đã đi qua một năm 2020 đầy khó khắn trắc trở, những tưởng năm nay sẽ khả quan hơn nhiều, nhưng rồi dịch bệnh lại bùng phát khiến các hoạt động lễ hội, văn hóa đều bị dừng, khách du xuân vì thế gần như không có.

Không có nguồn thu, anh Xuân chuyển sang nhận chạy xe hợp đồng cho một đơn vị vận tải trong tỉnh để có thể tiếp tục duy trì cuộc sống.

Họ đối mặt với đại dịch COVID-19 như thế nào? - Bài 1: HDV du lịch thất nghiệp, bán xe trả nợ ảnh 2

Chỉ tính riêng từ đầu năm nay, đại dịch Covid-19 đã trở lại vào đúng mùa cao điểm du lịch

Không được may mắn như anh Xuân, anh Lê Diễn (Q1, TP.HCM) đang tính đến chuyện bán chiếc ô tô chở khách vì không có thu nhập trong nhiều tháng trời.

Anh Diễn tâm sự, chiếc ô tô này được coi như cần câu cơm của gia đình anh, mấy năm trước, thấy công việc nhận chở khách đi du lịch đem đến nguồn thu nhập ổn định, anh đã quyết định vay tiền để mua xe trả góp. Trong năm đầu tiên, tuy thu nhập không quá cao nhưng cũng giúp gia đình anh có một khoản tiền ổn định, vừa trang trải cuộc sống, vừa trả góp tiền mua xe.

Thế nhưng gần một năm nay, khách đặt xe thưa dần, có thời điểm cả tháng không có khách, khoản trả góp vẫn phải nộp đúng hạn mỗi tháng. Anh Diễn buộc phải tính đến chuyện bán xe, đợi dịch ổn sẽ chuyển sang chạy xe ôm công nghệ để có thu nhập.

Họ đối mặt với đại dịch COVID-19 như thế nào? - Bài 1: HDV du lịch thất nghiệp, bán xe trả nợ ảnh 3

Anh Diễn buộc phải tính đến chuyện bán xe, đợi dịch ổn sẽ chuyển sang chạy xe ôm công nghệ để có thu nhập...

Kim Thanh (TP.HCM) mới vừa ly hôn chồng được 2 năm vì không được chồng thông cảm cho nghề hướng dẫn viên du lịch phải đi nhiều, hiện Thanh một mình nuôi 2 con nhỏ. Thanh cho biết, đã dùng khoản tiền tích luỹ lâu nay của mình để mua một xe bán bánh mì đặt ở gần nhà. Lâu lắm rồi Thanh không còn được gọi dẫn tour, không còn có thu nhập chính. Số tiền chồng cũ chu cấp nuôi con cũng chỉ đủ một phần tiền ăn, tiền sữa cho các con, còn lại cô phải tự gánh gồng rất nhiều thứ vô cùng mệt mỏi.

Mình mong tình hình dịch bệnh sớm được kiểm soát, du lịch sẽ phục hồi và dần dần trở lại để mình có thể được tiếp tục công việc”, Kim Thanh chia sẻ.

Chị Thanh Hiền (Thủ Đức, TP.HCM) là trưởng phòng một công ty tư nhân chuyên nhận book vé máy bay, đặt phòng khách sạn cho khách lẻ cho biết, khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại, chị đã phải hoàn toàn bộ vé máy bay và phòng do khách hủy vào đầu năm 2021.

Từ một hướng dẫn viên kiêm bán vé và tour du lịch, chị Hiền phải đổi sang nghề bán mỹ phẩm. Chị cho biết, bán mỹ phẩm online cũng trắc trở lắm, nhất là trong bối cảnh mọi người đều thắt chặt chi tiêu.

“Ước gì dịch sẽ được kiểm soát sớm để sắp tới đây khi du lịch đến, tôi sẽ có thể tiếp tục bán tour du lịch và vé máy bay. Tôi bán mỹ phẩm ngoại, có xuất xứ rõ ràng, tem mác đầy đủ nhưng không phải bao giờ cũng có người mua. Như cả tháng nay không bán được đơn nào, phải lấy tiền tiết kiệm ra tiêu nên tôi vô cùng lo lắng cho tương lai”.

Họ đối mặt với đại dịch COVID-19 như thế nào? - Bài 1: HDV du lịch thất nghiệp, bán xe trả nợ ảnh 4

Tạm thời rời xa nghề HDV để kinh doanh mỹ phẩm, thời trang online, nhưng không phải bao giờ Thanh Hiền cũng bán được hàng.

Theo đại diện một công ty du lịch lữ hành tại TP.HCM, thời gian để ngành du lịch có thể phục hồi còn phụ thuộc vào diễn biến tiếp theo của dịch bệnh, mà dịch bệnh lại không hề có dấu hiệu khả quan, lại luôn nhận những tin giãn cách, cấm tụ tập để an toàn chống dịch. Hy vọng sắp tới đây, vắc-xin sẽ giúp cho mọi người có tâm lý an toàn, thoải mái hơn, nghề du lịch được nới lỏng và dần phục hồi.

Tuy vậy, nhìn vào thực tế để du lịch có thể phục hồi một cách mạnh mẽ như những năm trước chưa xuất hiện dịch bệnh thì mất ít nhất cũng từ 2-3 năm. Trong khoảng thời gian này, những hướng dẫn viên du lịch vẫn tiếp tục phải tìm cách để mưu sinh riêng và sẵn sàng quay trở lại khi dịch bệnh được kiểm soát.

Du lịch là ngành chịu ảnh hưởng của đại dịch rõ ràng nhất nhưng cũng là một trong những ngành có khả năng phục hồi nhanh nhất. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 chưa được kiểm soát trên thế giới, hoạt động du lịch quốc tế chưa được mở cửa trở lại, du lịch nội địa đang phục hồi dần và giữ vai trò duy trì sự ổn định của toàn ngành. Nếu nắm bắt được xu hướng du lịch mới, Việt Nam sẽ có cơ hội bứt phá, do vậy các doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn sàng để ngay sau khi dịch qua đi, thị trường du lịch khởi sắc, sẽ có những sản phẩm phù hợp phục vụ du khách.

Những tác động tiêu cực của dịch Covid-19 đến ngành Du lịch trong năm 2020 và giữa đầu năm 2021 là rất nặng nề. Tuy nhiên, dịch Covid-19 cũng gợi mở nhiều cơ hội để ngành du lịch vượt qua thách thức. Trải qua hai đợt dịch bệnh Covid-19 đã thay đổi về hành vi dẫn đến nhiều thay đổi nhu cầu của khách du lịch. Theo đó, khách du lịch có xu hướng chú trọng hơn tới các yếu tố an toàn sức khỏe, vệ sinh, bảo hiểm du lịch, tránh tiếp xúc đông người; nhu cầu đối với các kỳ nghỉ dưỡng cao cấp ở các không gian mở, biệt lập gia tăng; lựa chọn các điểm du lịch gần, cắt ngắn thời gian các kỳ nghỉ, kế hoạch đi du lịch được xây dựng sát với thời điểm chuyến đi và có thể thay đổi linh hoạt hơn trước. Thay vì ưu tiên về giá cả, khách hàng sẽ ưu tiên về an toàn và lựa chọn sản phẩm du lịch có chất lượng cao.

-Ông Ngô Minh Chính (Nguyên Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bình Thuận) -

(Bài 2: Điêu đứng nghề DJ)

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.