Bạn Phạm Trần Hoàn (nghệ danh BinBanana, sinh năm 1995) có thâm niên làm DJ hơn 5 năm, cho biết bạn chưa bao giờ cảm thấy nghề của mình ảm đạm và dường như bế tắc như hiện tại.
Nếu như trước đây Hoàn thường xuyên nhận được lời mời chơi nhạc ở các nhà hàng, cà phê, quán bar hay các sự kiện âm nhạc thì bây giờ chỉ ở nhà bán quần áo online vừa để trôi thời gian, vừa có thêm chút ít thu nhập.
Mong sao mọi thứ có thể diễn biến tốt hơn, Việt Nam vượt qua dịch và nghề DJ lại được rộn rã dưới ánh đèn”. BinBanana tâm sự |
Thế nhưng công việc bán quần áo của DJ này cũng không mấy thuận lợi, khách hàng mùa dịch bóp chặt chi tiêu, ở trong nhà là chính, chuyện sắm sửa trang phục trở thành thứ yếu. Tiền không được bao nhiêu, Hoàn phải nhờ đến sự giúp đỡ, trợ cấp của gia đình cho các khoản ăn uống, sinh hoạt đời thường.
“Em là một người yêu âm nhạc, sống lạc quan, và luôn tin mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn. Thế nhưng em thật sự thấy khủng hoảng vì covid. Nó cứ đến đi, đi đến liên hồi làm ảnh hưởng đến cuộc sống của em, của gia đình và của rất nhiều bạn trong nghề. Mong sao mọi thứ có thể diễn biến tốt hơn, Việt Nam vượt qua dịch và nghề DJ lại được rộn rã dưới ánh đèn”. BinBanana tâm sự.
Dân trong nghề thường gọi Nguyễn Minh Thư (sinh năm 1995) là DJ Mango. Cô còn là gương mặt quen thuộc tại nhiều quán bar, club nổi tiếng tại Hà Nội.
Thư kể, tính đến thời điểm hiện tại em đã hoạt động và làm công việc DJ được 3 năm. Lúc bước chân vào nghề, em đã xác định theo đuổi đam mê thì chịu được hết mọi khó khăn, vất vả vả luôn cố gắng vượt qua những điều không may trong cuộc sống. Thế nhưng, lần thứ tư giãn cách do ảnh hưởng dịch Covid-19, không tụ tập, hàng quán, nhà hàng, quán bar không mở... công việc em bị ảnh hưởng rất nhiều, hoạt đồng giải trí trì trệ, không được đi lưu diễn, không có nguồn thu nhập ổn định tiền bạc bấp bênh. Để chi trả các khoản phí sinh hoạt hàng ngày, em cũng như bao người khác lao vào bán hàng online, làm thêm spa để hy vọng trang trải qua mùa dịch này. Bản thân 1 mình xa nhà trăm thứ phải lo, ngày nào em cũng có cảm giác mệt mỏi, nặng nhọc, chán nản, có đôi khi còn rơi vào bế tắc.
"Lúc bước chân vào nghề, em đã xác định theo đuổi đam mê thì chịu được hết mọi khó khăn, vất vả vả luôn cố gắng vượt qua những điều không may trong cuộc sống." |
Mệt mỏi, chán nản, bế tắc không chỉ là tâm trạng riêng của DJ Minh Thư, mà nữ DJ Thương Thương (Thương Milk) cũng đang gặp phải. Bởi vào nghề được hơn một năm thì một năm luôn khập khiểng bởi những lần Covid.
Không thể trang trải cuộc sống bằng đam mê DJ, Thương làm thêm nhiều nghề đề tạm duy trì cuộc sống chờ đến ngày dịch giã qua đi. "Không phải con đường nào cũng trải hoa hồng, nhưng sao con đường của DJ mùa Covid này toàn là gai góc. Nhưng dẫu sao cũng đã là đam mê rồi, em phải cố gắng nhiều hơn”. Thương milk tâm sự.
"Không phải con đường nào cũng trải hoa hồng, nhưng sao con đường của DJ mùa Covid này toàn là gai góc. " Thương Milk tâm sự. |
Sinh năm 1996 nhưng có 5 năm hoạt động trong nghề, Hương Ly (DJ Băng Băng) cũng hoang mang bởi trận đại dịch năm này. Em kể, bị mất hết toàn bộ thu nhập do không có show, nào tiền nhà trọ, tiền ăn, tiền gửi về quê phụ giúp gia đình… Mọi thứ bây giờ trở nên khó khăn gấp bội. Chưa bao giờ em nghĩ mình bỗng dưng thất nghiệp đột ngột thế này. Người ta thất nghiệp còn được bảo hiểm, trợ cấp này nọ… Nghề tụi em thất nghiệp ngày nào, ráng mà chịu ngày đó.
"Chưa bao giờ em nghĩ mình bỗng dưng thất nghiệp đột ngột thế này..." - DJ Băng Băng |
Theo anh Quang Đại, chủ một quán bar cũng là một DJ thường xuyên chơi nhạc tại quán chia sẻ, trước đây nếu không giãn cách, quán được mở cửa, các quán bar thường xuyên mời DJ về biểu diễn, họ chăm chỉ chạy show thì thu nhập cũng từ 8-9tr/ tháng chưa kể tiền khách cho thêm.
"Không chỉ các DJ bị ảnh hưởng mà rất nhiều người bị mất nguồn thu nhập, từ cô lao công đến chú bảo vệ, từ tiếp viên cho đến quản lý…" Quang Đại cho biết. |
Quán của anh cũng giải quyết công ăn việc làm cho trên dưới 20 người. Nhưng từ khi có dịch phải tạm đóng cửa, không chỉ các DJ bị ảnh hưởng mà rất nhiều người bị mất nguồn thu nhập, từ cô lao công đến chú bảo vệ, từ tiếp viên cho đến quản lý…
Tất cả đều phải tìm cách xoay sở, làm thêm nhiều việc cho qua cơm áo gạo tiền và chờ ngày covid đi qua, quán mở cửa trở lại...
(Bài 3: Tài xế - Vừa chạy… vừa lo)