Hoa hậu Hoà bình Quốc tế 2022: Trơ trẽn đến lố bịch!

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Câu chuyện ông Nawat Itsaragrisil, Chủ tịch Miss Grand International - Hoa hậu Hoà bình Quốc tế, miệt thị ngoại hình Đoàn Thiên Ân chưa kịp lắng xuống thì một Á hậu khác bị tước danh hiệu chỉ vì không thuận theo những sắp xếp của “ông trùm” truyền thông Thái Lan này.
Hoa hậu Hoà bình Quốc tế 2022: Trơ trẽn đến lố bịch! ảnh 1
Ông Nawat và hoa hậu người Brazil (trái)

Miss Grand International là một trong sáu cuộc thi nhan sắc lớn nhất thế giới, có trụ sở tại Thái Lan, được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2013 dưới sự điều hành của Nawat Itsaragrisil. Ông Nawat là một nhân vật truyền thông Thái Lan, được biết đến với vai trò người dẫn chương trình truyền hình và nhà sản xuất các chương trình về sắc đẹp.

Sự kiện năm 2022 là dịp kỷ niệm 10 năm tổ chức, có sự tham gia của các người đẹp đến từ 72 quốc gia và vùng lãnh thổ. Người đẹp Brazil Isabella Menin đăng quang Hoa hậu Hoà bình Quốc tế 2022. Hoa hậu Hòa bình sẽ đi đến nhiều nước để truyền đi thông điệp được Ban tổ chức giới thiệu là “chấm dứt chiến tranh và bạo lực”.

Tuy nhiên, cuộc thi năm nay vướng nhiều thị phi, từ việc tổ chức quá nhiều vòng bầu chọn lẻ tẻ để lôi kéo lượng người theo dõi, tương tác trên mạng xã hội, trao vương miện cho tất cả thí sinh vào top 10 cho đến việc ông Nawat ưu ái “gà cưng”, công khai miệt thị ngoại hình thí sinh Việt Nam, phế truất Á hậu Mauritius cùng những cuộc đấu khẩu sặc mùi “gây chiến” với cuộc thi khác và người hâm mộ.

Tất cả những việc lố bịch này được khái quát bằng nhận xét của Hoa hậu Hoàn vũ 2011 Leila Lopes khi gọi Miss Grand International là "rạp xiếc" trong một bình luận trên Instagram. “Rạp xiếc đúng nghĩa. Thật xấu hổ khi nhiều phụ nữ đồng ý phô diễn bản thân để bị nhạo báng nhân danh 'biểu diễn….".

Hoa hậu Hoà bình Quốc tế 2022: Trơ trẽn đến lố bịch! ảnh 2

Ông Nawat phát ngôn miệt thị ngoại hình Đoàn Thiên Ân

Nawat đặt đâu thì phải ngồi đó!

“Tổ chức này của tôi, do tôi bỏ tiền ra. Tôi là người quyết định ai sẽ đăng quang…”, ông Nawat tuyên bố thẳng thừng sau khi miệt thị thí sinh Việt Nam Đoàn Thiên Ân và nhận lại “gạch, đá” từ cộng đồng.

Đoàn Thiên Ân đăng quang Miss Grand International Việt Nam 2022 lần đầu tiên được tổ chức, đại diện tham dự Miss Grand International 2022 tại Indonesia. Người đẹp quê Long An nhận được nhiều sự kỳ vọng nhưng chỉ được “sắp xếp” vào Top 20, theo cái cách mà người đàn ông quyền lực nhất cuộc thi - ông Nawat nhận xét sau khi đêm chung kết khép lại:

“Tôi có thể nói lý do bị loại. Là người duy nhất lưng dài hơn cơ thể, tôi có thể nhìn rõ, và hông to. Điều đó nhìn thấy rõ mà! Top 20 đã là rất tốt rồi! Rất là công bằng đấy, nếu tôi đưa Thiên Ân vào Top 10 thì mới không công bằng. Hoa hậu của các bạn có chất lượng hay không mà nói muốn công bằng? Với ban giám khảo không có vị trí nào cho cô ấy, tôi đã cố gắng đưa vào Top 20 rồi. Cô ấy rất chậm chạp trong suốt quá trình thi. Phần Interview cô ấy còn không có điểm, tôi đã cố gắng đẩy điểm lên”.

Cùng với việc miệt thị sau khi thẳng tay loại thí sinh người Việt, ông Nawat còn thể hiện rõ quyền lực “đặt đâu ngồi đó” đối với tất cả các thí sinh thông qua phát ngôn ưu ái người đẹp đồng hương xứ chùa Vàng, dẫu cho phần thể hiện của Engfa Waraha không thật sự thuyết phục. Ông Nawat cho biết ban tổ chức không thể loại Engfa Waraha vì sợ bị người Thái mắng chửi: “Tôi sẽ bị cho là không phải fan của cô ấy”.

Việc ưu ái cho “gà cưng” của Nawat không có gì lạ bởi đây chỉ là sự lặp lại của lịch sử. Trong quá khứ, Ban tổ chức cuộc thi này bị tố “o bế, bảo kê” bất chấp cho thí sinh đồng hương bằng cách “tước quyền” tham dự Miss Grand International 2019 với thí sinh Philippines Samantha. Cụ thể, thí sinh Thái Lan có tên Coco Arayha Suparurk công khai miệt thị Hoa hậu Hoàn vũ Catriona Gray là béo. Cô gái này nhận "gạch đá" từ cộng đồng sắc đẹp Philippines, trong đó có Samantha. Và sau đó, Samantha “không được phép” xuất hiện tại Miss Grand International 2019.

Người Philippines đồn đoán rằng, do sự ganh tị của Hoa hậu Hoà bình với Hoa hậu Hoàn vũ nên các thí sinh Miss Grand International sẵn sàng công kích các thí sinh đến từ Miss Universe để lấy lòng “ông trùm” Nawat. Việc này càng có căn cứ khi ông Nawat mới đây trực tiếp khiêu chiến Miss Universe khi để dòng chữ "MU" trên quả địa cầu bị chữ "MGI" đánh bật.

Hoa hậu Hoà bình Quốc tế 2022: Trơ trẽn đến lố bịch! ảnh 3

"Tổ chức này của tôi, do tôi bỏ tiền ra. Tôi là người quyết định ai sẽ đăng quang…”, ông Nawat tuyên bố

“Thuận Na thì sống, chống Na thì phế”

Sẽ không quá khi nói rằng Miss Grand International chỉ là sàn diễn của riêng Nawat. Tất cả các danh hiệu, ngôi thứ… đều do một Nawat quyết định và việc ban phát nó cho thí sinh nào chỉ mỗi Nawat định đoạt. Bằng chứng rõ nhất là phát ngôn đã nhắc ở trên “Tổ chức này của tôi, do tôi bỏ tiền ra. Tôi là người quyết định ai sẽ đăng quang…” và mới đây nhất là việc người đẹp Mauritius, Yuvna Rinishta bị “đá bay” danh hiệu khi hào quang chiếc ghế Á hậu 5 còn chưa kịp nóng.

Ban tổ chức phát đi thông báo chỉ vài ngày sau khi đêm chung kết khép lại: "Thông báo chính thức, Miss Yuvna Rinishta (Mauritius) đã đưa ra quyết định từ bỏ danh hiệu do không thể ký hợp đồng và hoàn thành nhiệm vụ với tư cách là Á hậu 5. Cô ấy không thể tiếp tục sử dụng danh hiệu kể từ lúc này. Người giữ danh hiệu mới sẽ sớm được công bố".

Đáp trả lại sự lật lộng trơ trẽn này, Yuvna Rinishta đã dẫn lại thông báo trên mạng xã hội kèm theo lời phản pháo, khẳng định Miss Grand International đưa sai sự thật. Rinishta đã nhận được hợp đồng nhưng cô không ký với lý do, cảm thấy không phù hợp với hành vi của tổ chức Miss Grand International đối với cô và những thí sinh khác. Cô yêu cầu Miss Grand International ngừng đưa thông tin sai lệch về bản thân.

Đây cũng không phải là lần đầu tiên chương trình được sáng lập bởi ông Nawat có những hành động phế - lập. Chỉ năm tháng sau khi đăng quang Miss Grand International 2015, hoa hậu Anea Garcia bất ngờ bị truất ngôi. Lý do được Ban tổ chức đưa ra là do cô đã không thể hoàn thành nhiệm vụ cũng như không đáp ứng được các điều khoản trong hợp đồng. Lý do này cũng hệt như cách đối xử của Ban tổ chức với Á hậu 5 mới đây.

Tiếp theo câu chuyện này, chiếc vương miện được trao cho Á hậu 1 người Úc - Claire Elizabeth Parker. Trong suốt nhiệm kỳ với tư cách là một "kế hậu", Claire Parker cũng đã tích cực tham gia các hoạt động của tổ chức và hoàn thành tốt nghĩa vụ của bản thân. Tuy nhiên, 4 năm sau, Claire Parker đã có quyết định từ bỏ chiếc vương miện Miss Grand International 2015. Việc này đồng nghĩa “kế hậu” bị phế và tô điểm cho những lố bịch bên trong cái “rạp xiếc” mang tên Miss Grand International.

Hoa hậu Hoà bình Quốc tế 2022: Trơ trẽn đến lố bịch! ảnh 4

Anea Garcia và Claire Pảker vào năm 2015

“Hoa hậu phải là người giúp tôi kiếm được nhiều tiền”

Sau khi đăng quang, Hoa hậu Hoà bình thế giới và các á hậu phải tham gia các hoạt động được Ban tổ chức sắp xếp. Hiện chưa rõ nội dung bên trong cái được gọi là “hợp đồng” kia tồn tại những điều khoản gì, những dự án, chương trình và công việc cụ thể gì nhưng từ phản ứng của Á hậu 5 mới đây, những người yêu mến các cuộc thi sắc đẹp có cơ sở để nghi ngờ, bởi chính ông Nawat cũng đã công khai: “Hoa hậu phải là người giúp tôi kiếm được nhiều tiền".

Ông Nawat từng rất tự hào khi số tiền mà Miss Grand Internation 2021 mang lại: “Thuỳ Tiên mang về nguồn thu khủng, ít nhất là 2-3 triệu USD. Hợp đồng nhận mỗi ngày, một tuần có 2-3 hợp đồng mà đều đặn mỗi tuần, một hiện tượng cực kỳ lạ".

Rõ ràng là rất kỳ lạ! Kỳ lạ đến mức người ta quên luôn cái thông điệp rất nhân văn của Miss Grand International là “chấm dứt chiến tranh và bạo lực” để chứng kiến những phát ngôn sặc mùi tiền lẫn hằn học và đe doạ của Chủ tịch Nawat: “Tôi đưa Hoa hậu của các bạn đi khắp thế giới để mọi người yêu mến Hoa hậu và đất nước các bạn. Tôi đi khắp nơi quảng bá Việt Nam và hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên để mọi người thích và yêu cô ấy. Nhưng tối hôm qua, hành động của các bạn đã ảnh hưởng đến đất nước và hoa hậu của bạn. Tôi chả sao cả, tôi chẳng quan tâm đến lượt theo dõi”.

Con số 2 triệu người bỏ theo dõi trang Miss Grand International trên Instagram sau đêm chung kết là câu trả lời nặng ký nhất cho chất lượng và danh tiếng của cuộc thi nhan sắc trơ trẽn đến lố bịch này!

Một cuộc thi không xứng đáng để Việt Nam đăng cai và nhan sắc Việt Nam góp mặt!

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?