Hoạt động bên lề Hội nghị "UNESCO Phi Chính phủ và Văn hóa Doanh nghiệp thúc đẩy tương lai bền vững"

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Vào ngày 25/3/2024, trong khuôn khổ Hội nghị quốc tế tại Nhật Bản, đoàn đại biểu của Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam (VFUA) đã có chuyến ghé thăm Đại học Hosei và Tập đoàn IHI, hai đơn vị uy tín trong lĩnh vực hoạt động của mình tại Nhật Bản.
Cán bộ Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam (VFUA) và Hiệp hội Tư vấn Giá trị Nhật Bản (SJVE) chụp ảnh lưu niệm tại Tập đoàn IHI, Tokyo, Nhật Bản.
Cán bộ Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam (VFUA) và Hiệp hội Tư vấn Giá trị Nhật Bản (SJVE) chụp ảnh lưu niệm tại Tập đoàn IHI, Tokyo, Nhật Bản.

Đại học Hosei, Top 10 trường đại học tốt nhất tại Tokyo

Tiền thân là Trường Luật Tokyo, Đại học Hosei được thành lập năm 1880. Sau hơn 140 năm, đã có khoảng 500.000 sinh viên tốt nghiệp, với 98,4% cử nhân có việc làm sau khi ra trường. Đại học Hosei thuộc Top 10 trường đại học tốt nhất tại Tokyo và Top 25 trường đại học hàng đầu Nhật Bản (theo Bảng xếp hạng các trường đại học hàng đầu EduRank).

Hoạt động bên lề Hội nghị "UNESCO Phi Chính phủ và Văn hóa Doanh nghiệp thúc đẩy tương lai bền vững" ảnh 1

Hiện tại, Đại học Hosei có ba cơ sở chính tại Tokyo là Ichigaya, Koganei và Tama, được trang bị cơ sở vật chất hiện đại, đầy đủ và tiện nghi. Trường có tất cả 15 khoa, được phân bố giảng dạy tại ba cơ sở nêu trên. Các khoa đào tạo nhiều lĩnh vực phong phú từ Kinh tế, Xã hội đến Thể thao. Đại học Hosei liên kết hợp tác với hơn 269 trường Đại học đến từ 50 quốc gia, trong đó Việt Nam có 23 trường. Ngôn ngữ được sử dụng trong các chương trình học tại Hosei là tiếng Nhật và tiếng Anh, điều này giúp thu hút được một lượng lớn sinh viên quốc tế. Mỗi học kỳ, nhà trường sẽ nhận khoảng 120 sinh viên trao đổi đến từ nhiều quốc gia. Hiện nay, có 11 sinh viên Việt Nam đang học tập tại đây.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, ông Trần Văn Mạnh, Phó Chủ tịch VFUA nói: “Giáo dục và Văn hóa doanh nghiệp là hai khía cạnh quan trọng của một tổ chức hoạt động hiệu quả và bền vững trong thị trường ngày nay. Đầu tiên, doanh nghiệp cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo nhân sự để cung cấp cho họ những kỹ năng và kiến thức cần thiết để thực hiện công việc của mình một cách hiệu quả. Điều này bao gồm cả việc cung cấp các khóa học đào tạo nội bộ và hỗ trợ cho việc học tập liên tục.

Ở chiều ngược lại, giáo dục có thể giúp hình thành và duy trì văn hóa tổ chức tích cực. Bằng cách tạo ra các chương trình giáo dục về giá trị, mục tiêu và quy định của doanh nghiệp, tổ chức có thể xây dựng một môi trường làm việc tích cực và khuyến khích sự hợp tác và sáng tạo.” Đặc biệt, ông Trần Văn Mạnh cũng gửi lời hỏi thăm đến những du học sinh Việt Nam đang theo học tại Hosei, khuyến khích các em phấn đấu học tập để tương lai có thể góp phần xây dựng cầu nối văn hóa và tri thức giữa hai quốc gia.

Hoạt động bên lề Hội nghị "UNESCO Phi Chính phủ và Văn hóa Doanh nghiệp thúc đẩy tương lai bền vững" ảnh 2

Khi theo học tại Đại học Hosei, sinh viên có nhiều cơ hội tham gia các chương trình học liên kết, thực tập tại nhiều khu vực và quốc gia trên thế giới.

Tập đoàn IHI, nhà tiên phong trong lĩnh vực Công nghiệp nặng và Đổi mới Công nghệ Nhật Bản

Đoàn đại biểu của VFUA cũng có chuyến tham quan ngắn đến Tập đoàn IHI, tiền thân là Công ty trách nhiệm hữu hạn công nghiệp nặng Ishikawajima-Harima, một công ty Nhật Bản chuyên sản xuất tàu, động cơ máy bay, bộ tăng áp cho ô tô, máy công nghiệp, nồi hơi trạm điện và các cơ sở khác, cầu treo và máy móc liên quan đến vận tải khác.

Tập đoàn IHI rất quan tâm tới thị trường năng lượng của Việt Nam và thời gian qua đã có nhiều chuyến thăm, làm việc với Bộ Công Thương, EVN Việt Nam cũng như đã tham gia cung cấp các dịch vụ tư vấn, cung cấp thiết bị, bảo dưỡng tại nhiều dự án nhà máy nhiệt điện lớn của Việt Nam. Gần đây nhất Tập đoàn đã giới thiệu với EVN Việt Nam kinh nghiệm chuyển đổi nhiên liệu biomass tại Nhật Bản và hỗ trợ EVN trong việc chuẩn bị lộ trình khử cácbon cho các nhà máy nhiệt điện của EVN. Tập đoàn từng trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng hai công trình có ý nghĩa tại Việt Nam là Cầu Hữu nghị Nhật Bản – Việt Nam (Cầu Nhật Tân) và Nhà máy nhiệt điện Vân Phong 1.

Hoạt động bên lề Hội nghị "UNESCO Phi Chính phủ và Văn hóa Doanh nghiệp thúc đẩy tương lai bền vững" ảnh 3

Cầu Nhật Tân (2015) được xem là biểu tượng của Thủ đô Hà Nội với năm nhịp dây văng tượng trưng cho năm cửa ô, và cũng tượng trưng cho năm cánh hoa đào của làng đào Nhật Tân – Hà Nội.

Bà Lê Thanh Lương, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Ngày Nay, cơ quan ngôn luận của VFUA cho biết: “Chúng tôi rất ấn tượng với sự phát triển của Tập đoàn IHI cũng như sự quan tâm của Tập đoàn tới lĩnh vực năng lượng, cũng như kế hoạch chuyển dịch năng lượng của Việt Nam. Mong rằng, trong thời gian tới, hợp tác của Tập đoàn với EVN Việt Nam và các đơn vị trong lĩnh vực năng lượng, năng lượng xanh ở Việt Nam sẽ đạt được nhiều kết quả và thành tựu.”

Hoạt động bên lề Hội nghị "UNESCO Phi Chính phủ và Văn hóa Doanh nghiệp thúc đẩy tương lai bền vững" ảnh 4

Ban tổ chức Hội nghị chụp ảnh tại Tập đoàn IHI (Tokyo, Nhật Bản).

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.