Học sinh Thủ đô hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Hàng nghìn học sinh của 12 trường trung học phổ thông thuộc cụm Long Biên - Gia Lâm hào hứng tham gia hoạt động ngoại khóa tìm hiểu kiến thức pháp luật.
Học sinh cụm Long Biên - Gia Lâm thi tìm hiểu kiến thức pháp luật.
Học sinh cụm Long Biên - Gia Lâm thi tìm hiểu kiến thức pháp luật.

Tránh nguy cơ mất an toàn khi sử dụng mạng internet

Nét mới trong việc tổ chức hoạt động hưởng ứng Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm nay của các trường là giúp học sinh tiếp cận với kiến thức pháp luật một cách tự nhiên thông qua việc trả lời câu hỏi trắc nghiệm và xử lý tình huống. Các trường cũng xác định những vấn đề mới, “nóng”, đang được dư luận xã hội quan tâm như bạo lực học đường, sử dụng mạng internet, bắt nạt bạn... để đưa vào chương trình.

Một trong những vấn đề các trường tập trung quan tâm đợt này là cung cấp kiến thức, kỹ năng giúp học sinh phòng, tránh các nguy cơ mất an toàn khi sử dụng mạng internet. Sau gần hai năm ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, điều này đặc biệt có ý nghĩa khi học sinh ngày càng tiếp cận nhiều hơn với máy tính, mạng internet. Nếu không có định hướng kịp thời, học sinh sẽ dễ có nguy cơ bị lôi kéo vào những hành vi xấu.

Mới đây, chuyên đề giáo dục pháp luật với chủ đề “Sử dụng mạng xã hội văn minh, an toàn” với sự hỗ trợ của Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội đã được tổ chức tại Trường Trung học phổ thông Cầu Giấy (quận Cầu Giấy). Tính hấp dẫn của chuyên đề là được triển khai bằng cách đưa ra các tình huống, yêu cầu học sinh nêu giải pháp dựa trên hiểu biết về pháp luật.

Trực tiếp chia sẻ với học sinh, Thượng tá, Tiến sĩ Đào Trung Hiếu cho biết, kỹ năng sử dụng mạng xã hội an toàn và phòng, chống tội phạm trên không gian mạng có rất nhiều vấn đề, tiềm ẩn không ít nguy hiểm đối với lứa tuổi học sinh. Có nhiều học sinh trang bị khá tốt về các kiến thức này, song vẫn còn có những học sinh lại bất ngờ khi tiếp cận với những tình huống được nêu ra.

Em Lê Nguyễn Phương Thảo, học sinh lớp 12D2 Trường Trung học phổ thông Cầu Giấy chia sẻ, nhiều bạn thường tự cho rằng mình thông thạo khi sử dụng mạng xã hội, không biết hết sự tinh vi, phức tạp của các loại tội phạm. Em cũng khá lo lắng về điều này. Do đó, những buổi hoạt động tuyên truyền về pháp luật của nhà trường là rất cần thiết và bổ ích, giúp chúng em cập nhật các thông tin cũng như hình thức tội phạm để chủ động phòng tránh cho mình và cho người thân.

“Mềm hóa” hoạt động tìm hiểu pháp luật

Hơn 1.500 học sinh Trường Tiểu học Tây Sơn (quận Hai Bà Trưng) đã hào hứng tham dự vòng chung khảo hội thi “Chúng em tìm hiểu pháp luật” vào ngày 31-10. Từ nhiều ngày trước đó, các giáo viên, học sinh đã chuẩn bị các tiết mục văn nghệ với những ca khúc liên quan đến một số bộ luật như: Luật Trẻ em, Luật Giao thông, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật An minh mạng… Đây là điểm khác biệt so với các hoạt động của trường, giúp “mềm hóa” kiến thức pháp luật và tạo sự sôi động, cuốn hút hơn với học sinh. Các tiết mục văn nghệ, tiểu phẩm đều mang nội dung định hướng hành vi cho học sinh, giúp các em tiếp cận với kiến thức pháp luật tự nhiên.

Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tây Sơn Nguyễn Thị Lệ Thủy cho biết, nhà trường mong muốn xây dựng một sân chơi an toàn, bổ ích, ý nghĩa cho học sinh. Vòng sơ khảo của hội thi đã được tổ chức theo hình thức trả lời trắc nghiệm trên fanpage của trường trong nhiều tuần, nhận được sự hưởng ứng của đông đảo học sinh. “Tôi mong rằng, mỗi học sinh, dù ở lứa tuổi tiểu học vẫn có thể hiểu giá trị và ý nghĩa của pháp luật, từ đó tự giác chấp hành, trở thành những công dân văn minh, làm nhiều việc tốt”, bà Nguyễn Thị Lệ Thủy chia sẻ.

Học sinh hào hứng giải đáp các tình huống.

Lắng nghe, chia sẻ và giải đáp trách nhiệm, thẳng thắn với những tâm tư, nguyện vọng cũng như những băn khoăn lo lắng, là tinh thần thể hiện trong hội nghị đối thoại trực tiếp giữa Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình Lê Đức Thuận với cán bộ, giáo viên các trường học trên địa bàn vào chiều 31-10. Được trực tiếp hỏi - đáp, các nhà giáo đã rõ hơn về nhiệm vụ cũng như quyền lợi, từ đó yên tâm gắn bó với công việc. Đây cũng là cách mà ngành Giáo dục quận Ba Đình triển khai 3 năm nay giúp các nhà giáo nắm rõ, thực hiện đúng các quy định của pháp luật và của ngành.

Chiều 4-11, trao đổi với phóng viên Báo Hànộimới, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phạm Xuân Tiến cho biết, Sở đã ban hành kế hoạch hướng dẫn các nhà trường triển khai hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bằng các hoạt động thiết thực, phù hợp lứa tuổi; đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền gương người tốt, việc tốt; phê phán, đấu tranh với hành vi vi phạm pháp luật hoặc lệch chuẩn. Sở khuyến khích các đơn vị, nhà trường tổ chức các hoạt động đối thoại chính sách pháp luật, tư vấn luật cho người học, phụ huynh học sinh, cán bộ, giáo viên, người lao động.

“Để hoạt động này không chỉ là phong trào, mỗi nhà giáo, học sinh Thủ đô trước hết cần thực hiện đúng các quy định của trường, của ngành và đẩy mạnh phong trào xây dựng “Nhà trường văn hóa, nhà giáo mẫu mực, học sinh thanh lịch. Mỗi thầy giáo, cô giáo cần làm tốt hơn nữa vai trò nêu gương đối với học sinh trong việc chấp hành quy định pháp luật. Làm tốt việc này là tạo nền tảng để học sinh trở thành công dân tốt, có ý thức chấp hành pháp luật và văn minh”, ông Phạm Xuân Tiến nhấn mạnh.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.