Hội nghị quốc tế kêu gọi thúc đẩy giải pháp nấu ăn sạch

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Những người tham gia hội nghị toàn cầu về giải pháp giảm mức sử dụng năng lượng trên thế giới đang kêu gọi mọi người tiếp cận phương pháp nấu ăn sạch thông qua các ưu đãi và trợ cấp của chính phủ để huy động thêm nguồn vốn từ tư nhân.
Hội nghị quốc tế kêu gọi thúc đẩy giải pháp nấu ăn sạch

Hội nghị thường niên lần thứ 9 về hiệu suất năng lượng của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) có trụ sở tại Paris quy tụ các bộ trưởng, CEO và các nhà lãnh đạo tư tưởng từ khắp nơi trên thế giới.

Hội nghị thảo luận về phương pháp đẩy nhanh tiến độ sử dụng hiệu quả năng lượng mà các chuyên gia cho rằng có thể giảm đáng kể lượng khí thải làm nóng lên hành tinh. Mục tiêu của chương trình nghị sự là tìm ra cách cung cấp dịch vụ nấu ăn sạch với giá cả phải chăng, bao gồm sử dụng điện, năng lượng mặt trời và các giải pháp khác thay vì sử dụng các nhiên liệu gây ô nhiễm hơn như than, gỗ và dầu hỏa.

Ông Brian Motherway, người đứng đầu văn phòng tiết kiệm năng lượng và chuyển đổi toàn diện của IEA, cho biết: “Có nhiều rào cản thực tế đối với sử dụng hiệu quả năng lượng và tất nhiên là rào cản về nhu cầu đầu tư đang ở trước mắt”.

“Chìa khóa để thúc đẩy sử dụng hiệu quả năng lượng nằm trong tay các chính phủ, các chính sách nghiêm ngặt, có sự phối hợp của các chính phủ sẽ huy động tài chính và cho phép doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng thực hiện các hành động cần thiết để giảm chi phí chi tiêu”, ông Motherway tuyên bố.

Hội nghị năm nay được tổ chức tại Nairobi nhằm đưa ra các biện pháp để đẩy nhanh tiến độ trong việc tăng gấp đôi hiệu quả sử dụng năng lượng vào năm 2030 theo thỏa thuận của các chính phủ tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (COP28).

Tại một cuộc thảo luận hôm thứ Ba, Giám đốc điều hành của Ủy ban Năng lượng Châu Phi, ông Rashid Abdallah nhận định rằng “nấu ăn sạch phải là một phần của bất kỳ chính sách năng lượng nào” hoặc kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.

Trên toàn cầu, khoảng 2,3 tỷ người nấu ăn bằng nhiên liệu sinh khối rắn như gỗ và than và dầu hỏa. Ở châu Á, có 1,2 tỷ người không được tiếp cận với các cơ sở nấu ăn sạch và ở châu Phi, hơn 900 triệu người sử dụng sinh khối làm nguồn năng lượng chính. Những nguồn năng lượng này thải ra khói độc hại dẫn đến bệnh tật và tử vong, đồng thời là tác nhân gây ra biến đổi khí hậu.

Nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tên Matt Shupler tại Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan cho biết cũng có bằng chứng cho thấy ô nhiễm không khí trong nhà do nấu ăn bằng nhiên liệu bẩn có thể dẫn đến bệnh tiểu đường và các hậu quả bất lợi cho thai kỳ như thai chết lưu và trẻ sơ sinh nhẹ cân.

Các lựa chọn thay thế sạch hơn bao gồm bếp điện và ethanol thải ra ít chất ô nhiễm hơn.

Giá cao là trở ngại trong việc cung cấp điều kiện nấu ăn sạch, xanh và phải chăng cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, các xu hướng tích cực đang xuất hiện trong lĩnh vực này với vốn đầu tư vào các doanh nghiệp nấu ăn sạch tăng lên mức cao nhất mọi thời đại là 215 triệu USD vào năm 2022. Theo báo cáo của Clean Cooking Alliance, số lượng doanh nghiệp nấu ăn sạch có doanh thu vượt quá 1 triệu USD tăng lên 11 doanh nghiệp cùng năm đó.

Mặc dù đã có những tiến bộ nhất định, nguồn vốn hiện tại vẫn còn thiếu hụt rất lớn để đảm bảo rằng tất cả mọi người sẽ có thể tiếp cận giải pháp nấu ăn sạch vào năm 2030. Cơ quan Năng lượng Quốc tế ước tính rằng cần 8 tỷ USD hàng năm để đầu tư vào bếp nấu ăn sạch, thiết bị và cơ sở hạ tầng để đáp ứng mục tiêu.

Một trong những quốc gia đã mở rộng đáng kể việc nấu ăn sạch, chất lượng cao, giá cả phải chăng là Indonesia. Năm 2007, chính phủ bắt đầu thực hiện chương trình chuyển đổi nhiên liệu nấu ăn chính từ dầu hỏa sang khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG). Ông Dadan Kusdiana, Tổng thư ký Bộ Năng lượng và Tài nguyên Khoáng sản, Năng lượng và Tài nguyên khoáng sản, cho biết tỷ lệ người dân được tiếp cận giải pháp nấu ăn sạch đã tăng gấp đôi từ 40% năm 2010 lên 80% vào năm 2018. Các quy định và các khoản hỗ trợ là chìa khóa thành công của chương trình.

Ông Dadan Kusdianan phát biểu tại một cuộc thảo luận hôm thứ Ba: “Những gì chúng tôi làm là cung cấp năng lượng với giá cả phải chăng. Người dân cần loại năng lượng này, nhưng họ không thể mua được chúng ở mức giá thương mại.”

Ấn bản tiếng Trung của 2 cuốn sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời”
Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt Nam tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Từ TP.Nam Ninh, Trung Quốc, dịch giả Nguyễn Lệ Chi, cho biết vào chiều ngày 16/11 vừa qua, Công ty Chibooks đã phối hợp với NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây tổ chức ra mắt ấn bản tiếng Trung cho hai cuốn sách về văn hóa Việt.
Buổi thực hành của lớp cồng chiêng và múa xoang bên mô hình nhà Rông đặc trưng ngay tại sân trường THCS Tân Thượng.
Bảo tồn văn hóa K’Ho ở mái trường vùng sâu cao nguyên Di Linh
(Ngày Nay) - Để bản sắc dân tộc K’Ho không bị mai một, thầy và trò Trường Trung học Cơ sở Tân Thượng (xã Tân Thượng, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã cùng nhau triển khai mô hình bảo tồn văn hóa ngay tại mái trường thân yêu. Hoạt động ý nghĩa này đã góp phần giữ gìn văn hóa đặc trưng của người dân tộc K’Ho ở cao nguyên Di Linh nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung.
Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.
Đoàn kết xây dựng khu dân cư tự quản, văn minh, hạnh phúc
(Ngày Nay) - Tối 17/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng Đoàn công tác Trung ương đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, tỉnh Ninh Bình và đông đảo cán bộ, nhân dân Tổ dân phố 4, phường Đông Thành.