Hơn 10 triệu người mắc COVID-19, thế giới thúc đẩy quá trình bào chế vaccin

Chưa đầy một tuần kể từ khi thế giới ghi nhận 9 triệu người nhiễm COVID-19, đến nay số ca mắc COVID-19 đã vượt 10 triệu người, số người tử vong lên hơn 500.000 trường hợp. Số ca mắc COVID-19 đã vượt qua số người bị cúm nặng hàng năm, dựa trên số liệu của Tổ chức Y tế thế giới. Trong khi đó vaccin phòng căn bệnh này vẫn chưa thấy lộ diện.
Sau một thời gian mở cửa, số ca nhiễm bệnh tăng vọt tại Mỹ
Sau một thời gian mở cửa, số ca nhiễm bệnh tăng vọt tại Mỹ

Số ca mắc COVID-19 tăng “phi mã”, nhiều nơi dừng mở cửa nền kinh tế

Tại Mỹ, quốc gia  đứng đầu thế giới về số ca mắc và tử vong do COVID-19, đã chứng kiến  hàng loạt bang có số ca mắc COVID-19 theo ngày cao kỷ lục như Georgia, Tennessee, Utah, Florida, Idaho. Riêng tại Florida – tâm dịch hiện nay của Mỹ -  có gần 10.000 trường hợp mới mắc trong 1 ngày.  Gần 41.000 ca nhiễm COVID-19 một ngày là kỷ lục mới được xác lập ở Mỹ. 32 trên tổng số 50 bang ở Mỹ đang “tăng tốc” các trường hợp mắc COVID-19.

Trước tình hình đó, một số bang ở Mỹ đã quyết định dừng kế hoạch mở cửa vì lo ngại bùng phát dịch.  Thống đốc Washington Jay Inslee nói: “Ai cũng muốn  mở cửa hoàn toàn nền kinh tế, nhưng chúng ta vẫn chưa làm được điều đó”. Đến nay đã có tới 13 bang  dừng mở cửa do lo dịch bệnh quay lại. Người ta lo ngại nếu để dịch bệnh bùng phát thêm lần nữa, chắc chắc hệ thống y tế tại Mỹ sẽ lại rơi vào tình trạng quá tải, thậm chí mất kiểm soát.

Theo các chuyên gia, chỉ sau một thời gian ngắn mở cửa trở lại, ở Mỹ có nơi tình trạng lây nhiễm cộng đồng tăng gấp 3 lần so với  các bang khác khiến nước này đã phải thay đổi cách ứng phó với dịch bệnh. Mới đây, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ  cho biết, khoảng từ 5-8% dân số nước này đã nhiễm virus SARS-COV-2.  Các chuyên gia bệnh truyền nhiễm cho rằng,  sự không thống nhất trong các biện pháp ứng phó, chính sách đeo khẩu trang, giãn cách xã hội không bắt buộc,… chính là yếu tố khiến Mỹ chưa thể qua đỉnh địch.

Một số quốc gia như Brazil, Nga, Ấn Độ… cũng đang trên đường đua xác lập kỷ lục về số ca nhiễm và tử vong do COVID-19.  Tại Brazil dù là tâm dịch lớn thứ hai của thế giới, và là một trong những “điểm nóng” của dịch ở Mỹ Latinh, nhưng quốc gia này vẫn từng bước mở cửa lại việc kinh doanh thương mại. Tại Nga, các chuyên gia dự báo về một làn sóng lây nhiễm COVID-19 mới sẽ diễn ra trong tháng 7. Trong khi đó tại châu Á, Indonesia hay Ấn Độ cũng gia tăng số ca mắc. Ngay như tại những quốc gia đã thông báo ngăn chặn được dịch bệnh, dỡ bỏ các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt  như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, số các ca lây nhiễm trong cộng đồng xuất hiện trở lại, điều này làm dấy lên lo ngại dịch bệnh sẽ còn kéo dài, sang cả năm 2021.

Hơn 10 triệu người mắc COVID-19, thế giới thúc đẩy quá trình bào chế vaccin ảnh 1

Bào chế vaccin phòn COVID-19 - cần nhiều thời gian

Thúc đẩy bào chế vaccin phòng COVID-19

Nhu cầu tạo ra một loại vaccin phòng COVID-19 lên cao. Ngày 27/6, Hội nghị quốc tế trực tuyến gây quỹ chống COVID-19 mang tên “Mục tiêu toàn cầu: Đoàn kết vì tương lai”, đã  quyên góp thêm được hơn 6 tỷ euro, nâng tổng số tiền cam kết từ ngày 4/5 đến nay  gần 16 tỷ euro để sản xuất vaccin. Trong đó hỗ trợ bằng các khoản vay hoặc  tiền đến từ các quốc gia châu Âu, Mỹ, …. Các nước khác cam kết, nếu bào chế vaccine chống COVID-19 thành công, tất cả mọi người đều có quyền tiếp cận.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen khẳng định, đầu tiên chúng ta cần vaccin. Sau đó chúng ta cần đảm bảo vaccin cho tất cả mọi người. “Tôi sẽ cố gắng thuyết phục các nước có thu nhập cao không chỉ dự trữ vaccin cho họ mà còn cho cả các nước có thu nhập thấp. Đây là phép thử sự đoàn kết”, bà Ursula von der Leyen nói.

Tại Hội nghị quốc tế gây quỹ chống COVID-19 thu hút sự tham gia của 40 quốc gia, các chuyên gia khẳng định chưa thể xóa bỏ hoàn toàn các biện pháp phòng bệnh nếu chưa có vaccin. Số tiền quyên góp sẽ được sử dụng để tiến hành các xét nghiệm COVID-19, điều trị và bào chế vaccin, hỗ trợ những nước nghèo và những người yếu thế. Đến thời điểm này dù nhiều quốc gia, công ty sản xuất vaccin tuyên bố đã tiến hành các cuộc thử nghiệm lâm sàng, tiền lâm sàng vaccin phòng COVID-19, nhưng chưa có một loại vaccin nào ra đời. Các nhà nghiên cứu dự đoán, ít nhất phải sang năm 2021 mới có vaccin phòng COVID-19 đầu tiên.

Theo SK&ĐS
Bình luận
Infographic về Liên minh Nghị viện thế giới
Infographic về Liên minh Nghị viện thế giới
(Ngày Nay) - Được thành lập năm 1889 tại Paris và có trụ sở tại Geneva, Thụy Sĩ, Liên minh Nghị viện thế giới (Inter-parliamentary Union - IPU) là một tổ chức quốc tế tập hợp nghị viện các quốc gia có chủ quyền.
Chùm ảnh: Các màn trình diễn bùng nổ của Anh trai "Say Hi" tại đêm trại FPTU Camp lần thứ 5
Chùm ảnh: Các màn trình diễn bùng nổ của Anh trai "Say Hi" tại đêm trại FPTU Camp lần thứ 5
(Ngày Nay) - Chiều ngày 30/3/2025, từ 4 giờ chiều, đêm trại FPTU Camp #5 tại Trường Đại học FPT Hà Nội chính thức khởi động, mang đến những màn trình diễn đầy lửa làm bùng nổ không gian. Phỏng vấn nhanh các bạn sinh viên, được biết từ 9 giờ sáng, đã có hàng ngàn học sinh, sinh viên trên địa bàn Hà Nội có mặt, háo hức tham quan các gian trại và tìm kiếm vị trí gần sân khấu nhất có thể để chiêm ngưỡng thần tượng của mình.