Hơn 1,8 triệu địa chỉ IP Việt Nam nằm trong các mạng máy tính ma

Theo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông – TT&TT) , số lượng địa chỉ IP (địa chỉ mà những thiết bị điện tử sử dụng để nhận diện và liên lạc với nhau trên mạng Internet) của Việt Nam nằm trong các mạng máy tính ma hiện nay là 1.845.133, giảm 17,42% so với quý IV/2018, giảm 56,19% so với cùng kỳ quý I/2018.
Hơn 1,8 triệu địa chỉ IP Việt Nam nằm trong các mạng máy tính ma

Số liệu được ghi nhận từ Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia thuộc Cục An toàn thông tin cho thấy, không chỉ số cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam giảm, mà số lượng địa chỉ IP Việt Nam nằm trong mạng máy tính ma (mạng Botnet) cũng đã giảm đáng kể so với giai đoạn trước.

Các số liệu thống kê cho thấy tình hình bảo đảm an toàn, an ninh mạng tại Việt Nam đã có chuyển biến tích cực. Đặc biệt, các chiến dịch xử lý mã độc ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh do Bộ TT&TT, trực tiếp là Cục An toàn thông tin phối hợp với 2 thành phố triển khai trong thời gian vừa qua đã đạt được những kết quả nhất định.

Trước đó, đánh giá về tình hình an toàn, an ninh mạng tại Việt Nam trong năm 2018, khối các đơn vị trong lĩnh vực An toàn thông tin của Bộ TT&TT cho biết, tấn công mạng vào Việt Nam trong năm 2018 giảm về số lượng các cuộc tấn công mạng dẫn đến sự cố.

Hơn 1,8 triệu địa chỉ IP Việt Nam nằm trong các mạng máy tính ma ảnh 1

Xử lý lây nhiễm mã độc ở Việt Nam. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN

Đầu năm 2019, Cục An toàn thông tin và Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) đảm trách việc hỗ trợ giám sát và cảnh báo sớm các nguy cơ, tấn công mạng cho 24 bộ, ngành và 52 địa phương với tổng số 10.717 hệ thống thông tin, 5.699 tên miền của cơ quan, tổ chức nhà nước. Bên cạnh đó, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia trực thuộc Cục An toàn thông tin cũng thường xuyên, liên tục giám sát tình hình an toàn thông tin trên không gian mạng và hạ tầng Internet công cộng.

Cục An toàn thông tin đã đưa dự báo 5 xu hướng chính về an toàn, an ninh mạng trong năm 2019 trên không gian mạng Việt Nam, đó là: Tấn công mạng, đặc biệt là tấn công lây nhiễm mã độc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI); Tấn công mạng vào các hệ thống thương mại điện tử, tài chính - ngân hàng... với mục tiêu đánh cắp thông tin, dữ liệu cá nhân của người dùng; Tấn công vào hạ tầng, thiết bị IoT, đô thị thông minh; đồng thời lợi dụng các hạ tầng, thiết bị này để thực hiện tấn công mạng; Tấn công mạng có chủ đích vào các cơ quan, tổ chức nhà nước nhằm lấy cắp thông tin, dữ liệu; Giả mạo các cơ quan, tổ chức, cá nhân để bôi nhọ, nói xấu và phát tán thông tin độc hại trên mạng.

Theo Báo Tin tức
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân trả lời câu hỏi về tiến độ ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024. Ảnh: VGP
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường thông tin tiến độ mới nhất về Luật Đất đai 2024
(Ngày Nay) - Trả lời báo giới về tiến độ để chuẩn bị cho Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Minh Ngân cho biết: “Riêng với Bộ TN&MT, đến thời điểm được giao dự thảo 6 Nghị định và 4 Thông tư, chúng tôi đã hoàn thành các dự thảo. Bộ Tư pháp đã thẩm định, dự kiến trước ngày 10/5, Bộ TN&MT sẽ trình Chính phủ các Nghị định hướng dẫn thi hành”.
Israel ra điều kiện tham gia đàm phán tại Cairo
Israel ra điều kiện tham gia đàm phán tại Cairo
(Ngày Nay) - Ngày 4/5, một quan chức hàng đầu của Israel cho biết Israel sẽ cử một phái đoàn đến Cairo (Ai Cập) để đàm phán về lệnh ngừng bắn ở Gaza chỉ khi nước này nhận thấy “diễn biến tích cực” về khuôn khổ thỏa thuận trao đổi con tin.
Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng: Tổ chức thành 2 tiểu vùng phía Bắc và phía Nam sông Hồng
Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng: Tổ chức thành 2 tiểu vùng phía Bắc và phía Nam sông Hồng
(Ngày Nay) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 2 tiểu vùng: Phía Bắc sông Hồng và phía Nam sông Hồng.
Mỹ nhận định về thời gian xuất hiện và lây lan của virus H5N1 ở gia súc
Mỹ nhận định về thời gian xuất hiện và lây lan của virus H5N1 ở gia súc
(Ngày Nay) - Nhiều khả năng virus cúm gia cầm đã lây lan ở bò sữa 4 tháng trước khi giới chức Mỹ phát hiện và xác nhận loại virus này là chủng H5N1 độc lực cao. Đây là thông tin được nêu trong bản phân tích mới nhất về dữ liệu di truyền do Trung tâm dịch bệnh động vật thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) thực hiện và công bố gần đây.
Xây dựng tháp nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Xây dựng tháp nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Ngày 4/5, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự Hội thảo quốc tế “Nguồn nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu”. Sự kiện do Tập đoàn Phenikaa, Trường Đại học Phenikaa phối hợp với Tập đoàn Synopsys và Đại học Bang Arizona (Hoa Kỳ) tổ chức, thu hút sự quan tâm, tham gia của giới chuyên gia, các tổ chức, cá nhân lĩnh vực vi mạch bán dẫn trong và ngoài nước.
Thủ tướng: Kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, kiên định mục tiêu đề ra
Thủ tướng: Kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, kiên định mục tiêu đề ra
Ngày 4/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2024 để đánh giá về hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024; tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công; tình hình triển khai 03 Chương trình mục tiêu quốc gia; đánh giá công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nhiều vấn đề quan trọng khác.
Thêm nguồn tư liệu quý giá về nhạc văn trong tín ngưỡng thờ Mẫu
Thêm nguồn tư liệu quý giá về nhạc văn trong tín ngưỡng thờ Mẫu
Tọa đàm ra mắt sách “Phạm Văn Kiêm và trăm năm hầu bóng - nhạc – văn” đã diễn ra ngày 4/5 tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn, số 65 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Sách dày 800 trang, của tác giả Lê Y Linh, do Nhà xuất bản Hội Nhà văn liên kết với Tri Thức Trẻ Books ấn hành.
Google "nín thở" chờ phán quyết trong vụ kiện chống độc quyền ở Mỹ
Google "nín thở" chờ phán quyết trong vụ kiện chống độc quyền ở Mỹ
Ngày 3/5, Tập đoàn Google và Bộ Tư pháp Mỹ đã kết thúc phần tranh luận cuối cùng liên quan đến cáo buộc công ty con của Alphabet vi phạm luật chống độc quyền ở mảng công cụ tìm kiếm và quảng cáo trực tuyến. Đây là vụ kiện mang tính bước ngoặt, được đánh giá là có khả năng định hình “tương lai của Internet”.