Liên minh Ủng hộ giảm thiểu tác hại thuốc lá châu Á - Thái Bình Dương (CAPHRA) cho rằng, những sản phẩm chứa nicotin không khói này đóng vai trò trong công tác giảm thiểu tác hại thuốc lá - một chiến lược vì sức khỏe cộng đồng với mục tiêu cung cấp những sản phẩm thay thế nhằm giảm thiểu nguy cơ gây ra bởi hành vi hút thuốc lá điếu.
Dự luật cấm thuốc lá điện tử ở Hồng Kông không được thông qua vì phải đối mặt với sự phản đối kịch liệt từ những thành viên trong Ủy ban soạn thảo Dự luật, vì họ trích dẫn nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng và những loại tương tự chứ hàm lượng độc tố thấp hơn đáng kể so với thuốc lá điếu đốt cháy.
Những nghiên cứu khoa học đã cho thấy tác hại của những sản phẩm công nghệ này chỉ bằng 5% hay một phần nhỏ của những nguy cơ đến từ thuốc lá điếu đốt cháy, bởi những sản phẩm đó không diễn ra quá trình đốt cháy - vốn được nhận định chính là nguồn gốc của các chất gây hại. Nhiều thập kỷ nay người ta vẫn biết nhựa thuốc lá và các chất gây ung thư có trong khói thuốc lá điếu đốt cháy mới là nguyên nhân dẫn đến tử vong và các bệnh liên quan đến thuốc lá, chứ không phải nicotin. Khác với thuốc lá điếu có liên quan đến 20.000 ca tử vong mỗi ngày trên toàn cầu, các sản phẩm giảm thiểu tác hại thuốc lá không tạo ra khói thuốc vì chúng cung cấp nicotin bằng cách làm nóng, mà không đốt cháy nguyên liệu thuốc lá.
Một hội những người sử dụng thuốc lá điện tử ở Philippines cũng tán thành với việc bác bỏ đề xuất cấm thuốc lá điện tử tại Hồng Kông.
“Quyết định của Hội đồng Legco ở Hồng Kông là động lực cho những quốc gia châu Á khác nhìn nhận lại những lợi ích của các sản phẩm giảm thiểu tác hại thuốc lá trong vai trò là công cụ hỗ trợ cai thuốc lá điếu, ví dụ như tại Philippines” - theo quan điểm của Peter Paul Dator thuộc nhóm The Vapers Philippines.