Hiện nay, sông Cửu An ô nhiễm trở thành nỗi ám ảnh của người dân các xã Đa Lộc, Bãi Sậy… Đoạn sông dài gần 3km chảy qua các khu vực này có màu đen kịt, nổi váng, sủi bọt và bốc mùi hôi thối nồng nặc. Những hộ dân sống ven sông luôn đóng kín cửa cả ngày lẫn đêm, mỗi khi đi ra ngoài phải đeo khẩu trang hoặc bịt mũi.
Mùa hanh khô, nước luôn trong tình trạng đen đặc, không thể sử dụng để tưới dưỡng cho cây vụ Đông. Về mùa hè tình trạng hôi thối nồng nặc còn hơn nữa, nước chảy đến đâu, cây cối và tôm cá chết ở đó, ngay cả rau bèo trên sông nếu đem cho lợn gà ăn cũng bị nhiễm độc và chết.
Trong 5 năm trở lại đây, thường vào dịp cuối năm, sông Cửu An trở thành nỗi ám ảnh của người dân 2 thôn Đào Quạt và Tiên Kiều, xã Bãi Sậy. Cả đoạn dài 2,8km chảy qua 2 thôn này, mặt nước sông đen kịt, nổi váng, sủi bọt và bốc mùi hôi thối nồng nặc. Những hộ sống ven sông luôn đóng kín cửa cả ngày lẫn đêm.
Cùng chung thực trạng trên tại xã Đa Lộc, do nước sông ô nhiễm, cá chết nổi trên mặt sông. Nhà máy nước Từ Ô, lấy nước mặt sông Cửu An cung cấp nước sạch cho 4 xã là Đa Lộc, Văn Nhuệ, Hoàng Hoa Thám và Nguyễn Trãi đang rất lo lắng về chất lượng nguồn nước.
Không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân, đối với sản xuất nông nghiệp nhiều hộ trồng cây đang trong tình trạng không có nước tưới và 30ha nuôi thủy sản của xã Đa Lộc cũng đang gặp nhiều khó khăn. Nếu tình trạng nguồn nước ô nhiễm này không được cải thiện sẽ không lấy nước đổ ải, ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất lúa xuân của các địa phương.
Đối với sản xuất nông nghiệp, nhiều hộ nông dân luôn trong tình trạng không có nước tưới, hơn 30 ha nuôi thủy sản của xã Đa Lộc, hàng trăm ha của các xã Bãi Sậy và nhiều xã thiếu nước sản xuất vì dòng sông ô nhiễm. Nếu tình trạng nguồn nước trên sông Cửu An không được cải thiện, đồng ruộng sẽ không thể lấy nước đổ ải, ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất lúa xuân của các địa phương.
Theo Môi Trường và Cuộc Sống