Những điều này và các hợp chất khác có thể giúp bạn chống lại cảm lạnh hoặc phục hồi từ các sổ mũi nhanh hơn, và thậm chí có thể giúp cholesterol LDL thấp hơn và huyết áp , theo một nghiên cứu của Úc.
Công dụng của tỏi đen:
Trong quá trình lên men tự nhiên, tỏi sẽ tự gia tăng hàm lượng chất polyphenol mà không cần thêm bất cứ một nguyên liệu phụ gia nào. Điều này khiến tỏi đen trở thành nguồn thực phẩm chống oxy hóa tuyệt vời, có tác dụng chữa bệnh tốt hơn so với tỏi sống thông thường. Phòng chống và cải thiện chứng xơ cứng động mạch, ngăn ngừa bệnh tim, ung thư, mất trí và ổn định cholesterol.
Không có tài liệu nào ghi chép tỏi đen được phát hiện ra đầu tiên ở đâu. Tỏi đen thật sự được biết đến rộng rãi trên thị trường vào những năm đầu của thế kỷ 21, những quốc gia khá chuộng tỏi đen như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, một số nước Châu Âu và Hoa Kỳ.. Nhiều công ty đã tiến hành sản xuất tỏi đen từ việc làm lên men tỏi trắng thông thường, thậm chí áp dụng những kỹ thuật hiện đại dành riêng cho quá trình này.
Tỏi đen là bài thuốc được Y học hiện đại đánh giá cao trong khả năng chữa bệnh.
Phòng ngừa ung thư
Theo báo cáo từ HealthMad, trong quá trình lên men, tỏi sẽ sản sinh thêm hợp chất S-allylcysteine và acid amin cysteine, hàm lượng sẽ gấp nhiều lần so với tỏi tươi, đây chính là lý do khiến tỏi đen trở thành vị thuốc tốt cho sức khỏe, giúp phòng ngừa ung thư và kiểm soát cholesterol.
Chống nhiễm trùng
Trong tỏi trắng có chứa kháng sinh allicin chống lại vi khuẩn gây bệnh, tỏi đen với hàm lượng S-allylcysteine nhiều hơn sẽ hỗ trợ tích cực quá trình hấp thụ và chuyển hóa allicin. Từ đó, tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ nhiễm trùng.
Chống oxy hóa
Tỏi đen đã được khoa học chứng minh có tác dụng chống oxy hóa tuyệt vời, công dụng này này được đánh giá cao gấp đôi so với tỏi thường. Chất chống oxy hóa trong tỏi đen sẽ làm chậm lại quá trình lão hóa, vậy nên đây là nguồn thực phẩm lý tưởng trong phòng chống các bệnh mãn tính. Ngăn chặn hình thành các gốc tự do có hại cho cơ thể.
Tỏi đen có tác dụng giảm viêm, đặc biệt là viêm xương khớp. Tăng cường chức năng miễn dịch (kháng khuẩn, kháng nấm, kháng virus, chống lại ký sinh trùng). Cải thiện sức khỏe tim mạch, giúp lưu thông máu, ổn định huyết áp.
Tiêu thụ tỏi đen là cách để phòng chống ung thư hiệu quả, bao gồm ung thư phổi, tuyến tụy, ung thư vú...Bởi trong tỏi đen có hàm lượng cao chất allicin, allicin được đánh giá là chất chống oxy hóa mạnh nhất có nguồn gốc từ thực vật.
Theo một nghiên cứu từ năm 2009, các nhà khoa học Nhật Bản đã thực hiện một thí nghiệm trên chuột. Kết quả cho thấy tỏi đen có tác dụng giảm kích thước khối u hiệu quả hơn so với tỏi tươi.
Cách làm tỏi đen:
Cách 1:
Nguyên liệu:
- Tỏi
- Bia
- Nồi ủ
Thực hiện:
Bước 1: Tỏi các bạn lựa củ to, đẹp, đều nhau, mang về bóc đi một lớp vỏ mỏng nhất bên ngoài để loại bỏ bụi bẩn.
Bước 2: Cho tỏi vào thau nhựa, rưới bia lên, ngâm tỏi trong 30 phút để tỏi ngấm men vi sinh. Tỷ lệ ngâm 1kg tỏi tương ứng 1 lon bia.
Bước 3: Ngay khi lấy tỏi ra khỏi thau bia xếp tỏi vào một tờ giấy bạc to và gói kín tỏi khi tỏi còn đang ướt.
Bước 4: Cho tỏi vào nồi cơm điện, bật nút warm, giữ ấm trong 2 tuần (các bạn có thể yên tâm là sẽ không hỏng nồi và tiền điện hết chỉ khoảng 10.000 đồng).
Khi làm, các bạn nhớ dùng màng bọc thực phẩm, bọc kín xung quanh vung nồi điện để giữ nhiệt tốt hơn, nếu là nồi điện tử thì không cần.
Bước 5: Trong quá trình làm, các bạn có thể mở nồi ra kiểm tra tỏi hàng ngày, mở vung xong đóng lại ngay, không mở quá 5 phút.
Sau 2 tuần ủ men, tỏi sẽ dần chuyển từ màu trắng, sang màu nâu, rồi màu đen. Khi tỏi đạt yêu cầu, nếm thấy vị hơi chua, hơi ngọt, không còn mùi nồng nguyên bản của tỏi, nghĩa là đã đạt yêu cầu. Tỏi đen thành phẩm các bạn có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh trong thời gian dài.
Ngoài ra, sau khi lên men tự nhiên, hàm lượng carbohydrate đã tăng từ 28,7% (trong tỏi tươi) lên tới 47,9% (trong tỏi đen), điều này giải thích tại sao tỏi đen có vị ngọt của trái cây".
- Tỏi ta hoặc tỏi Lý Sơn
Thực hiện:
Bước 1: Tỏi cắt bỏ rễ, loại bỏ vỏ dính bẩn trên củ tỏi, sau đó rửa kỹ bằng nước lạnh. Để một lúc cho tỏi ráo nước.
Bước 2: Cho lượng nước vừa phải vào nồi và cho tỏi vào chưng cách thủy. Bạn cũng có thể gói tỏi trong túi giấy bạc trước khi cho vào nồi để cho chất lượng tỏi đen tốt hơn.
Bước 4: Sau thời gian trên, quá trình lên men chấm dứt, bạn cho tỏi ra và sấy khô bằng máy sấy tóc hoặc có thể phơi khô tự nhiên. Sau cùng bạn có thể bảo quản trong túi giấy hoặc có thể bóc vỏ ra rồi cho vào hộp hay hũ và trữ trong ngăn mát tủ lạnh để ăn dần.
Mẹo hay:
- Lên men tỏi bằng nồi cơm điện, mùi tỏi có thể lan tỏa khắp phòng hoặc căn nhà của bạn, do đó bạn có thể cho nồi ra ban công hoặc có quạt hút gió, khoảng 1 tuần mùi tỏi sẽ hết.
- Để bảo quản được lâu và ngon, hầm xong nên để nguội hẳn, rồi mới cho vào hộp nhựa bỏ vào ngăn mát tủ lạnh ăn dần.
Chúc các bạn thành công!
>> Xem thêm:
Thực phẩm sẫm mầu rất có lợi cho sức khỏe
Tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của rượu tỏi
16 công dụng không ngờ của việc uống nước chanh hàng ngày
Nha Trang (th)