Hướng đến mục tiêu giảm tỷ lệ tử vong xuống mức thấp nhất

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - SARS-CoV-2 là mầm bệnh gây ra đại dịch COVID-19, tác động đến sức khỏe, tinh thần của người dân toàn cầu và làm căng thẳng nguồn lực y tế. Nước ta đã có 911.310 người khỏi bệnh và hiện có tới 5.295 bệnh nhân nặng.
Hướng đến mục tiêu giảm tỷ lệ tử vong xuống mức thấp nhất

Dù đã qua giai đoạn đỉnh dịch nhưng trên thế giới dịch vẫn diễn biến phức tạp nên trong nước cũng chưa thể chấm dứt được dịch. Đây là nội dung nổi bật được Phó Giáo sư, Tiến sỹ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế nêu ra tại Hội thảo “Bảo vệ sức khỏe, thích ứng an toàn với dịch COVID-19”. Hội thảo do Báo Tiền Phong tổ chức ngày 24/11 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Tiến sỹ tâm lý Lê Minh Công, Phó trưởng Khoa Công tác xã hội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, ước tính khoảng 10-60% dân số có các triệu chứng rối loạn tâm thần, cao gấp 3 lần so với trước dịch COVID-19.

Các rối loạn, vấn đề sức khoẻ tâm thần khởi phát ngay trong dịch như cảm xúc âm tính; nhận thức tiêu cực; trầm cảm; lo âu, hoảng sợ; ám thị; triệu chứng cơ thể; tự sát...

Các rối loạn tâm thần có thể kéo dài, khởi phát kể cả sau dịch đến 2-9 năm gồm trầm cảm, ám ảnh sợ…

Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần là giãn cách xã hội, cách ly, dương tính; kiệt sức; khó tiếp cận nguồn an sinh xã hội; tiếp nhận thông tin nhiễu loạn, độc hại; khủng hoảng tài chính và việc làm; mất người thân; lo sợ về tương lai.

Theo đó, 5 nhóm dễ tổn thương sức khỏe tâm thần gồm nhân viên y tế, nhân viên tuyến đầu; trẻ em, nhất là các nhóm trẻ có nhu cầu đặc biệt; công nhân (lao động di cư), lao động phi chính thức; người có vấn đề tâm thần hoặc bệnh nền; người khuyết tật. Do đó, cần chăm sóc sức khỏe tâm thần trong và sau đại dịch COVID-19; thúc đẩy nâng cao nhận thức của cộng đồng về COVID-19 và sức khỏe tâm thần (thông tin về dịch COVID-19 minh bạch, duy nhất; nâng cao hiểu biết sức khoẻ tâm thần và chiến lược ứng phó; gia tăng kênh giải trí; tránh kỳ thị bệnh nhân dương tính, nhân viên y tế …).

Đồng thời, đẩy mạnh các chương trình phòng ngừa sức khỏe tâm thần cộng đồng theo khuyết nghị của WHO (năm 2020) như sức khỏe tâm thần trường học; chương trình huấn luyện cộng đồng phòng ngừa thiên tai; phòng ngừa sức khoẻ tâm thần trong nghề nghiệp; nâng cao sức khỏe tâm thần cha mẹ.

Về vấn đề kết hợp đông tây y trong điều trị bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thị Bay,Chủ tịch Liên Chi hội Đông Tây y kết hợp cho biết, con người có hệ miễn dịch tự nhiên vốn sinh ra đã có và hệ miễn dịch đặc hiệu nhờ vaccine để hình thành.

Theo đó, y học cổ truyền có vai trò giúp tăng cường miễn dịch tự nhiên, hỗ trợ tích cực, tăng sức đề kháng, giúp con người vượt qua được bệnh tật. Hiện Bộ Y tế đã cho phép sử dụng y học cổ truyền trong các phác đồ điều trị COVID-19.

Với tác dụng hỗ trợ hoạt động miễn dịch giúp tăng sức đề kháng đã được chứng minh, các vị thuốc – bài thuốc y học cổ truyền là vũ khí tăng cường cho thầy thuốc chọn lựa trong điều trị chống lại SARS-CoV-2.

Một loạt các nghiên cứu về tác dụng dược lý của Xuyên tâm liên đã được tiến hành cho thấy đây là một dược liệu rất tiềm năng trong tác dụng kháng khuẩn cũng như kháng virus, đặc biệt là một số chủng virus như Influenza A, EBV, HIV, Ebola và gần đây là các nghiên cứu về tác động của Xuyên tâm liên trên virus SARS-CoV-2.

Với mục tiêu là giảm tỷ lệ tử vong đến mức thấp nhất, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Lương Ngọc Khuê cho biết, Bộ Y tế luôn cố gắng đưa ra những chiến lược tối ưu nhất để đảm bảo an toàn cho người dân. Vì vậy, nhiệm vụ đầu tiên trong giai đoạn hiện nay là thực hiện nghiêm túc các biện pháp 5K, các biện pháp phòng, chống dịch. Theo đó, mỗi người dân cần phải ý thức, thực hiện nghiêm hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế, sẵn sàng ứng phó nếu dịch bệnh bùng phát.

Đặc biệt, các cơ sở khám chữa bệnh, các bệnh viện tư nhân phải đáp ứng sẵn sàng thích ứng "4 tại chỗ"; các bác sỹ phải được huấn luyện, thực hành để ứng phó sẵn sàng đối phó với dịch bệnh. Các bệnh viện phải tích cực triển khai công tác điều trị các bệnh thông thường, bởi ngoài dịch COVID-19, vẫn còn rất nhiều căn bệnh thông thường khác làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Các bệnh viện, cơ sở y tế phải thực hiện linh hoạt chiến lược nhiệm vụ kép, tiếp tục thực hiện khám chữa bệnh từ xa, cải tiến chất lượng, cải tiến quy trình khám chữa bệnh, ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh và quản trị bệnh viện.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.