Indonesia tạo bản nội địa của chatbot DeepSeek với chi phí thấp

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Chatbot chưa được đặt tên sẽ được trình làng với Tổng thống Prabowo vào đầu tháng sau, có khả năng phản hồi bằng cả tiếng Indonesia và tiếng Anh.
Ảnh: Reuters/TTXVN
Ảnh: Reuters/TTXVN

Indonesia đang đẩy mạnh phát triển một mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) nguồn mở với chi phí thấp, được xem là phiên bản nội địa của chatbot DeepSeek của Trung Quốc, trong nỗ lực trở thành cường quốc công nghệ tại Đông Nam Á.

Cố vấn kinh tế cấp cao của Tổng thống Prabowo Subianto, ông Luhut Pandjaitan, bày tỏ sự lạc quan về dự án đang được phát triển bởi một nhóm "chuyên gia tài năng."

Phát biểu tại Hội nghị Kinh tế Indonesia ở Jakarta, ông Luhut cho biết: "Chúng tôi đã thành lập đội ngũ để xây dựng DeepSeek phiên bản riêng. Nếu không thử, làm sao biết được kết quả?"

Theo tiết lộ của cựu bộ trưởng này, chatbot chưa được đặt tên sẽ được trình làng với Tổng thống Prabowo vào đầu tháng sau, có khả năng phản hồi bằng cả tiếng Indonesia và tiếng Anh. Dù không tiết lộ chi phí cụ thể, ông Luhut khẳng định dự án "không tốn kém."

Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Indonesia, ông Arsjad Rasjid, kêu gọi khu vực tư nhân hợp tác với chính phủ thúc đẩy đổi mới AI. Ông nói: "Nếu Trung Quốc làm được, tại sao Indonesia không thể? Chúng tôi có nguồn nhân lực... Bản chất của mã nguồn mở là sự cộng tác."

Ngoài ra, Indonesia đang soạn thảo quy định về AI và xem xét DeepSeek như một lựa chọn trong hệ sinh thái số. Thứ trưởng Truyền thông và Kỹ thuật số Nezar Patria cho biết chatbot này sẽ được đánh giá trước khi quyết định có cấm hay không.

Theo báo cáo e-Conomy SEA năm ngoái, dân số trẻ, am hiểu công nghệ số của Đông Nam Á rất quan tâm đến các sản phẩm ứng dụng AI. Tìm kiếm liên quan đến AI trong khu vực tăng gấp 11 lần từ 2020 đến 2024.

Ngành công nghiệp đang phát triển nhanh chóng này đã thay đổi bản đồ công nghệ khu vực. Singapore, Thái Lan và Malaysia thu hút hơn 30 tỷ USD đầu tư liên quan đến AI trong 6 tháng đầu năm ngoái.

Philippines cũng sắp hoàn thành iTanong - phiên bản ChatGPT nội địa có thể hoạt động bằng tiếng Tagalog và tiếng Anh, trong khi một công ty Malaysia đã phát hành LLM bằng tiếng Mã Lai phù hợp với văn hóa nước này.

Bình luận
Sở Văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An phối hợp với các chuyên gia đến từ Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Viện Trần Nhân Tông tiến hành công tác rập thác bản văn bia Ma Nhai. Ảnh: TTXVN.
Độc đáo bài văn bia được khắc trên núi đá từ 700 năm trước
(Ngày Nay) - Bia Ma Nhai là một chứng tích lịch sử duy nhất còn lại trên mảnh đất Con Cuông, Nghệ An được khắc vào núi đá, có niên đại cách ngày nay gần 700 năm (1335). Năm 2011, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận bia Ma Nhai là Di tích lịch sử cấp quốc gia.
Một bộ phim kiệm lời về thời chiến
Một bộ phim kiệm lời về thời chiến
(Ngày Nay) - Trong đêm khuya, sau suất chiếu đầu tiên của “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” tại Hà Nội, đồng nghiệp nhắn hỏi: “Phim có hay không?”. Tôi đáp: “Em nghĩ bộ phim sẽ thay đổi cách chúng ta xem chiến tranh. Một tác phẩm kiệm lời về thời chiến”.
Linh hoạt thích ứng với chính sách thuế mới của Mỹ
Linh hoạt thích ứng với chính sách thuế mới của Mỹ
(Ngày Nay) - Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp thuế đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu vào Mỹ; trong đó, Việt Nam là một trong những quốc gia bị đánh thuế đối ứng ở mức 46% đối với nhiều nhóm mặt hàng xuất khẩu quan trọng.
Cấy ghép não giúp biến suy nghĩ thành giọng nói
Cấy ghép não giúp biến suy nghĩ thành giọng nói
(Ngày Nay) - Một nhóm nhà khoa học tại California (Mỹ) vừa công bố kết quả đột phá trong lĩnh vực giao tiếp thần kinh: Một thiết bị cấy ghép não có thể giải mã suy nghĩ và chuyển đổi thành lời nói gần như tức thì.