Trong khi đã có nhiều nước được nhắc đến trong việc nhận được tầm ảnh hưởng lợi ích đến từ các chiến lược của Nga tại Syria nhưng Isarel lại là một đất nước bị nhiều người bỏ qua.
Nga và Isarel có mối quan hệ phức tạp trong suốt chiều dài lịch sử. Liên Xô từng là nước ủng hộ cho việc thành lập nhà nước Israel vào năm 1948, nhưng sau đó lại chuyển hướng sang các nước Ả rập năm 1960 và thậm chí đe dọa tấn công Israel trong Cuộc chiến 6 ngày năm 1967 và cuộc chiến Yom Kippur.
Nhưng trong những năm gần đây, bằng mối quan hệ hữu hảo với Tổng thống Putin, Israel đã có một người bạn thân thiết nhất trong lịch sử quan hệ với Moscow.
Nga và Israel cùng có mối lo ngại chung về sự phát triển của chủ nghĩa khủng bố. Năm 2014, Putin cũng là một trong số ít những nhà lãnh đạo ủng hộ cho chương trình chống Hamas với lời tuyên bố: “Tôi ủng hộ cuộc chiến của Israel chính là để bảo vệ cho công dân của mình”.
Năm 2005 ông Putin đã trở thành tổng thống Nga đầu tiên đến thăm Israel và đặt chân đến Bức tường Phía Tây, nơi linh thiêng nhất của người Do Thái.
Tổng thống Putin trong chuyến thăm Israel năm 2012.
Tổng thống Putin trở lại quốc gia này vào năm 2012 với tư cách một khách mời danh dự trong một buổi chiêu đãi cấp nhà nước trong sự kiện khánh thành tượng đài Hồng quân Liên Xô đánh bại Hitler trong Thế chiến 2.
Dù cả hai đất nước đã có một mối quan hệ nồng ấm và Israel được cho là yên tâm về những gì mình sẽ nhận được từ “người bạn tốt” Putin, nhưng thực tế, ông Putin luôn là người đặt lợi ích quốc gia là vấn đề trên hết.
Việc hiện đại hóa và triển khai những bước đi quân sự tại Trung Đông của Nga sắp tới hoặc là giúp đỡ hoặc là sẽ cản trở những lợi ích mà Israel đang hướng tới.
Điều đầu tiên có thể thấy rằng, mặc dù Israel không muốn bị cuốn vào cuộc xung đột rắc rối ở Syria. Nhưng có một vấn đề mà Jerusalem “không làm không được” đó là ngăn cản việc vận chuyển tiếp tế vũ khí từ Iran qua Syria để chuyển đến kẻ thù không đội trời chung là lực lượng Hezbollah.
Không quân Israel không ngần ngại trong việc thực thi điều này bằng cách liên tục tấn công các đoàn xe chở vũ khí chiến lược của Hezbollah kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột ở Syria.
Nhưng vấn đề lo ngại của Israel ở đây đó là tên lửa đất đối không S-400 của Nga. Với bán kính tấn công lên đến 250 dặm và khả năng nhắm mục tiêu lên đến 36 máy bay cùng một lúc. S400 sẽ là nhân tố thay đổi cuộc chơi.
Trong trường hợp mối quan hệ thân tình giữa Nga và Israel trở nên sụt giảm nghiêm trọng. Những máy bay S400 của Nga rất có thể sẽ gây cản trở không quân Israel trong việc không kích các mục tiêu xe chở vũ khí qua Syria để tới Hezbollah.
Hezbollah là điều lo ngại nhất của Israel.
Israel cần một sự đảm bảo từ Nga về việc S400 của Nga sẽ không gây ra bất cứ điều gì khó khăn đối với những máy bay phản lực của Israel đang hoạt động trong không phận Syria.
Để chắc chắn, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã đến thăm Moscow và gặp ông Putin ngay sau khi những triển khai quân sự của Nga ở Syria đang trở nên rõ nét.
Sau cuộc họp này, cũng như qua một cuộc trò chuyện tiếp theo với Putin ở Paris bên lề của Hội nghị Khí hậu, thủ tướng Netanyahu tin rằng Putin sẽ tôn trọng những gì mà Israel mong muốn.
Nhưng sáu tuần sau đó lại là một thực tế ảm đạm dành cho Israel. Theo một báo cáo gần đây, Nga đang trực tiếp vận chuyển vũ khí cho Hezbollah, kể từ khi Moscow xem Hezbollah là một lực lượng chiến đấu hiệu quả hơn so với quân đội Syria.
Nếu báo cáo trên chính xác, hai câu hỏi sẽ làm Israel hoang mang đó là: Liệu Nga chỉ đơn thuần vận chuyển giúp Hezbollah theo những đơn hàng từ Iran, hay sẽ hỗ trợ cho lực lượng này vũ khí hiện đại hơn thế. Và liệu rằng Nga có bật đèn xanh cho Hezbollah tự do sử dụng vũ khí chống lại Israel hay không ?
Dù câu trả lời như thế nào thì thủ tướng Netanyahu cũng đang hết sức quan ngại với quyết định của Putin và với những gì mà Moscow đang triển khai.
Ngoài ra, Israel cũng băn khoăn về vấn đề Nga cung cấp vũ khí cho Iran. Trước đó Nga từng ký kết một thỏa thuận với Iran vào năm 2007 để cung cấp tên lửa chống máy bay S-300, sau đó dưới áp lực của phương Tây, Nga đã hủy bỏ thỏa thuận. Điều này cũng được coi là sự tôn trọng đối với an ninh của Israel.
Mục tiêu của Israel có đạt được hay không phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ thân tình với ông Putin.
Nhưng sau đó một thập kỷ, Nga cuối cùng vẫn công bố ý định sẽ cung cấp tên lửa S-300 cho Iran như đã hứa.
Lo ngại trước điều này, Israel hiện được cho là đang tìm cách sử dụng mối quan hệ thân tình với Putin để hạn chế các tác động có thể gây hại cho mình từ những quyết định của Moscow. Trong đó đặc biệt nhất là đảm bảo rằng S-300 của Iran sẽ không được chuyển giao cho Hezbollah.
Cuối cùng, mối quan tâm lớn thứ ba của Israel đó là đang có khoảng 200.000 người Do Thái vẫn đang sinh sống ở Nga.
Tổng thống Putin được cho là rất có cảm tình và tôn trọng đức tin của người Do Thái. Ở trong nước, ông cũng có rất nhiều những người bạn, doanh nhân kể cả quan chức dưới quyền của mình là người Do Thái và và thừa nhận sự ảnh hưởng tích cực của người Do Thái trong suốt thời ấu thơ.
Ông cũng từng tuyên bố "phản đối mạnh mẽ cho kỳ biểu hiện chống Do Thái và bài ngoại" trong đất nước của mình
Mặc dù có được tiếng nói bảo vệ của ông Putin như vậy, nhưng dựa trên lịch sử bài xích người Do Thái ở Nga, các nhà lãnh đạo Israel vẫn cần phải dè chừng và hiểu rằng một sự suy giảm nghiêm trọng trong mối quan hệ Moscow-Jerusalem có thể làm nguy hại đến cộng đồng Do Thái của mình ở đất nước lạnh giá này.
Điều này là một trong những nguyên do bắt buộc Israel cần phải duy trì mối quan hệ tốt với điện Kremlin.
Ngay cả trong cuộc khủng hoảng Ukraine, chính sách đối ngoại của Israel cũng cho thấy rằng Jerusalem không muốn làm phật lòng Putin. Sau khi Nga sáp nhập Crimea, Israel cũng bỏ phiếu trống trong nghị quyết Liên Hợp Quốc trong việc lên án hành động của Nga.
Điều này khiến Israel đã nhận được những lời chỉ trích đến từ Mỹ. Bất chấp mọi thứ, Israel tiếp tục tiến một bước sâu trong mối quan hệ với Moscow khi nhất trí về việc lắp đặt một đường dây thông tin liên lạc mã hóa đặc biệt giữa thủ tướng Netanyahu và văn phòng của Tổng thống Putin.
Có thể thấy rằng, Israel sẵn sàng làm phiền lòng đồng minh thân cận nhất của mình chỉ để tìm cách duy trì một mối quan hệ tốt với Putin.
Cùng với việc Nga đang thể hiện một ưu thế vững vàng và là kẻ nắm đằng chuôi của cuộc chiến, sắp tới Israel sẽ còn phải tiếp tục nhún nhường đối với người đàn ông quyền lực nhất điện Kremlin.
Mạnh Kiên