'Kẻ rắc rối' mang tên Sổ liên lạc điện tử

Từ khi sổ liên lạc điện tử chính thức đưa vào hoạt động, bố mẹ cảm thấy vô cùng yên tâm còn các con mỗi lần mắc lỗi sẽ lo lắng vì sợ bố mẹ mắng.
'Kẻ rắc rối' mang tên Sổ liên lạc điện tử

Sổ liên lạc điện tử là một ứng dụng thiết thực, giáo viên chủ nhiệm lớp nhắn tin trực tiếp đến số máy của phụ huynh để thông báo tình hình học tập của các con ở lớp. Nhiều người cho rằng ứng dụng công nghệ thông tin này đã trở thành cầu nối thiết thực giữa gia đình và nhà trường. Nhờ sổ liên lạc điện tử việc giáo dục các con sẽ có sự phối hợp nhịp nhàng giữa gia đình và nhà trường, dễ dàng hơn trong việc quản lý các con.

'Kẻ rắc rối' mang tên Sổ liên lạc điện tử ảnh 1

Sổ liên lạc điện tử giúp phụ huynh và giáo viên quản lý các con dễ hơn. Ảnh minh họa.

Một phụ huynh cho biết, cô cảm thấy yên tâm hơn khi mỗi tối cô giáo chủ nhiệm nhắn tin hôm nay ở lớp con làm bài tập thế nào, có ngoan không. Mọi thông báo về kế hoạch của nhà trường cũng như thông tin về các buổi ngoại khóa cũng liên tục được cập nhật đầy đủ. Vì thế, phụ huynh có thể chủ động sắp xếp thời gian đưa đón cũng như hướng dẫn con làm bài tập hay chuẩn bị đồ đạc và dặn dò con mỗi khi có buổi ngoại khóa.

Thực tế, sổ liên lạc điện tử rất tiện lợi, nhất là ở những thành phố lớn khi bố mẹ thường xuyên bận rộn, ít có thời gian trao đổi với giáo viên về tình hình của con. Loại hình liên lạc này giúp cha mẹ không cần gặp trực tiếp trao đổi với cô giáo mà vẫn biết ngày nay con học thế nào, được mấy điểm.

Tuy nhiên, cuốn sổ liên lạc này dường như cũng có những bất cập riêng. Có những phụ huynh sau khi biết con bị điểm kém hay bị phạt liền không giữ được bình tĩnh, mắng con ngay trước cổng trường, khiến con vừa ngượng vừa sợ hãi. Việc này khiến học sinh trở nên tự ti và luôn trong trạng thái hoang mang, lo lắng.

Sổ liên lạc điện tử đôi khi còn gây khó chịu cho phụ huynh bởi thông tin của giáo viên gửi tới phụ huynh vào thời gian không hợp lý.

Chị Tạ Thị Đào (Văn Điển, Hà Nội) bức xúc rằng, có nhiều hôm 22h đêm cô giáo mới nhắn tin với nội dung: “Ngày mai 21/10, các con có bài kiểm tra Sinh 1 tiết. Phụ huynh nhắc các con ôn tập để làm bài kiểm tra cho tốt”. Vào thời gian như thế, các con không thể nào kịp ôn tập được kịp nữa.

'Kẻ rắc rối' mang tên Sổ liên lạc điện tử ảnh 2

Sổ liên lạc điện tử đôi khi cũng mang lại rắc rối. Ảnh minh họa.

Một học sinh cũng chia sẻ, mỗi khi làm bài kiểm tra cậu bé bị điểm kém hay làm thiếu bài cậu rất sợ vì cô giáo sẽ nhắn tin cho mẹ. Có nhiều lúc, cậu sợ tiếng trống tan học, sợ về nhà, sợ mẹ mắng...

Có thể thấy, chính những ứng xử chưa hợp lý của phụ huynh, vô tình đã khiến cho sợi dây liên lạc giữa nhà trường và phụ huynh trở nên lạnh lùng. Sổ liên lạc điện tử dường như cũng chỉ dùng để thông báo những tin như: Học sinh thiếu bài, nghịch trong lớp, đóng tiền học, đi tham quan....Có ai nói với cha mẹ những điều như: Ở lớp con đã ngoan thế nào? Con đã cố gắng và nỗ lực ra sao? Con chơi với các bạn thế nào để các mẹ động viên và khuyến khích con hay không?

Như vậy, sổ liên lạc vô tình trở thành kẻ chuyên đi mách tội, cứ mắc lỗi ở lớp là bố mẹ biết và mắng làm trẻ hoang mang sợ hãi, thiếu tự tin khi làm bất cứ việc gì, thậm chí hình thành suy nghĩ chống đối lại cha mẹ và thầy cô.

Điều quan trọng hơn là phụ huynh và giáo viên cần tạo cơ hội cho trẻ biết tự giác nhận lỗi, chịu trách nhiệm với hành động của mình, chỉ có vậy trẻ mới thực sự trưởng thành ngay khi ngồi trên ghế nhà trường.

An Mai

Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
(Ngày Nay) - Thành phố Hải Phòng đã có chủ trương cùng nhiều giải pháp, cơ chế, chính sách đặc thù, bố trí kinh phí, cơ sở, vật chất để bảo đảm điều kiện hoạt động cho đội ngũ trí thức. Hải Phòng xác định, đây là một trong những động lực quan trọng để phát triển đất nước và mỗi địa phương.
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
(Ngày Nay) - Tối 2/5, thông tin từ Bệnh viện Lê Văn Thịnh, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị này đang điều trị, theo dõi tình hình sức khoẻ của 15 học sinh tại 4 trường tiểu học trên địa bàn nhập viện với các triệu chứng ngộ độc thực phẩm.
Ảnh minh họa
Ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
(Ngày Nay) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Theo hướng dẫn, đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện thanh tra, kiểm tra việc ban hành văn bản, công tác chỉ đạo, tổ chức kỳ thi của Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng thi, Điểm thi và công tác tổ chức thanh tra, kiểm tra thi của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Ảnh minh họa
Trẻ em Hàn Quốc dành quá nhiều thời gian cho việc học
(Ngày Nay) -  Theo hãng tin Yonhap, hơn 60% số trẻ em Hàn Quốc dành thời gian cho việc học nhiều hơn mức được khuyến nghị. Đây là kết quả khảo sát do tổ chức phúc lợi trẻ em Childfund Korea tiến hành và công bố ngày 2/5.
Ảnh minh họa
Bắc Bộ và Thanh Hóa cục bộ có mưa to đến rất to
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều tối 2/5 đến ngày 3/5, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.
Ảnh minh họa
Tuyển sinh đầu cấp: TP HCM ưu tiên phân bổ học sinh học ở gần nơi cư trú nhất
(Ngày Nay) -  Nhằm tạo thuận lợi trong công tác tuyển sinh đầu cấp, năm học này Thành phố Hồ Chí Minh sẽ ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (bản đồ GIS) trên toàn địa bàn để phân bổ học sinh vào chỗ học gần nhà nhất. Đặc biệt, việc phân bổ chỗ học cho học sinh chủ yếu dựa vào một tiêu chí là "nơi ở hiện tại" thay vì dựa trên nhiều tiêu chí năm học trước.