Vào ngày 9/8/2022, hơn 22,1 triệu cử tri Kenya đã đi bỏ phiếu để bầu Tổng thống, các thành viên Quốc hội và Thống đốc. Trong suốt chiến dịch bầu cử, UNESCO cam kết chống lại những phát ngôn thù địch và thông tin sai lệch trên các nền tảng truyền thông xã hội thông qua việc tăng cường năng lực của các bên liên quan tại địa phương, đồng thời nâng cao kiến thức và nhận thức về việc kiểm duyệt nội dung tại Kenya. Đây là một phần của dự án Truyền thông Xã hội vì Hòa bình của UNESCO do Liên minh Châu Âu tài trợ.
Trong bối cảnh bầu cử, phương tiện truyền thông xã hội chính là công cụ cân bằng để tăng cường luồng thông tin tự do giữa các ứng cử viên và cử tri tương lai. Mặc dù vậy, các nền tảng kỹ thuật số đã bị lạm dụng để làm sai lệch quá trình ra quyết định của công dân và làm nổi bật sự chia rẽ trong xã hội. Trong thời gian diễn ra cuộc bầu cử năm 2007 của Kenya, các bài phát biểu có hại - bao gồm lăng mạ đối thủ, đe dọa và kích động bạo lực, ngôn từ phỉ báng, phát ngôn thù địch - đã lưu hành qua email, tin nhắn SMS, blog, đài phát thanh, đài truyền hình và báo chí. Hai năm 2013 và 2017 cũng ghi nhận tình trạng tương tự, thậm chí gia tăng ngày càng nhiều trên phương tiện truyền thông xã hội.
Năm năm sau, bất chấp nhiều nỗ lực, những nội dung độc hại trực tuyến vẫn là một vấn nạn ở Kenya. Theo một báo cáo nghiên cứu được chuẩn bị và xuất bản theo Điều 19 năm 2022 trong khuôn khổ dự án của UNESCO Truyền thông xã hội vì Hòa bình đã chỉ ra rằng người dùng/công dân đã học được cách thức công cụ hóa và vũ khí hóa phương tiện truyền thông xã hội nhằm tuyên truyền nội dung độc hại và tránh được kiểm duyệt.
Về vấn đề này, UNESCO đã hợp tác với các bên liên quan khác nhau ở địa phương để thực hiện các sáng kiến chiến lược nhằm giải quyết và hạn chế sự lan truyền của ngôn từ kích động thù địch và thông tin sai lệch trực tuyến trước cuộc bầu cử Kenya năm 2022.
Nâng cao năng lực hiểu biết về Truyền thông và Thông tin để Chống lại Thông tin Trực tuyến
Theo nghiên cứu năm 2017 của GeoPoll, 90% trong số 2.000 người được khảo sát từ 47 quận ở Kenya đã xem hoặc đọc thông tin sai lệch hoặc không chính xác trong kỳ bầu cử năm 2017, chủ yếu trên các nền tảng mạng xã hội. Nghiên cứu cũng cho thấy chỉ một phần ba người dân Kenya có thể tiếp cận thông tin chính xác về cuộc bầu cử.
Cuộc bầu cử ở Kenya vào tháng 8/2017. |
Để khắc phục, UNESCO đã hợp tác với Trung tâm Tổ chức Con người và Xã hội Châu Phi (ACEPIS) và công ty CP Mạng trực tuyến META, tổ chức phi chính phủ Search for Common Ground, và Dự án Sentinel nhằm huy động hơn 1.200 thanh niên trên khắp Kenya tham gia vào chuỗi các khóa đào tạo về Truyền thông và Kiến thức Thông tin.
Các khóa đào tạo đã giúp trang bị cho các thế hệ trẻ những năng lực cần thiết và kỹ năng thực hành cần thiết để gỡ rối thông tin và chống lại ngôn ngữ thù địch trên nền tảng trực tuyến.
Phát triển năng lực của các chuyên gia truyền thông để cung cấp thông tin đáng tin cậy
Ở Kenya, các phương tiện truyền thống như Radio, TV và báo chí vẫn là những nguồn thông tin đáng tin cậy. Tuy nhiên, sự cạnh tranh về "tin tức nóng hổi" đôi khi dẫn đến tình huống những câu chuyện chưa được kiểm chứng được chia sẻ bởi các chuyên gia truyền thông.
Vào tháng 5/2022, UNESCO đã hỗ trợ Hội đồng Truyền thông Kenya (MCK) trang bị cho hơn 200 chuyên gia truyền thông từ 47 quận ở Kenya về việc đưa tin nhạy cảm với xung đột trước cuộc bầu cử.
Khuyến khích các câu chuyện tích cực về xây dựng hòa bình trực tuyến bằng công nghệ kỹ thuật số
Vì Kenya là một trung tâm đổi mới và công nghệ sôi động ở châu Phi, dự án của UNESCO về Truyền thông xã hội vì Hòa bình cũng đã hỗ trợ phát triển các giải pháp kỹ thuật số mới để ứng phó phát ngôn thù địch trên mạng xã hội và thúc đẩy các câu chuyện hòa bình tích cực. Cộng tác với Pwani Teknowgalz, một Trung tâm công nghệ hàng đầu của nữ giới ở bờ biển Kenya, UNESCO đã hỗ trợ MobiPeace Hackathon để phát triển các ứng dụng di động về các sáng kiến xây dựng hòa bình ở Kenya. Sự can thiệp này đã thu hút sự tham gia của 50 cô gái trẻ đến từ các quận Lamu, Mombasa, Kisumu, Nakuru, Nairobi, Kilifi, Uasin Gishu, Laikipia và Marsabit ở Kenya. Ba ứng dụng di động - cụ thể là Jihusishe (tham gia), Semanasi (nói chuyện với chúng tôi) và Dữ liệu cho hòa bình - được phát triển bằng tiếng Swahili, Sheng và tiếng Anh.
Mặc dù bối cảnh bầu cử có lợi cho sự gia tăng của ngôn từ kích động thù địch trực tuyến, nhưng chúng cũng đã tạo cơ hội cho các bên liên quan nhà nước và ngoài nhà nước làm việc về các vấn đề xung đột, xây dựng hòa bình, quyền kỹ thuật số và công nghệ bắt đầu các cuộc trò chuyện về cách giải quyết các thách thức của mạng xã hội trực tuyến và ngoại tuyến.
Dự án Social Media 4 Peace - Truyền thông Xã hội vì Hòa bình của UNESCO do Liên minh Châu Âu tài trợ phù hợp với chiến lược tổng thể của UNESCO nhằm phản ứng và ngăn chặn thông tin sai lệch thông qua việc biến thông tin trở thành hàng hóa công cộng và tăng cường tính minh bạch của hệ sinh thái Internet. Dự án sẽ đóng góp vào việc đạt được SDG 16: Thúc đẩy xã hội công bằng, hòa bình và hòa nhập.