Kết luận của Thủ tướng tại phiên họp thứ hai của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Văn bản số 159/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại phiên họp thứ hai của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số ngày 27/4/2022.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Phiên họp thứ hai của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, ngày 27/4/2022. Ảnh: TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Phiên họp thứ hai của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, ngày 27/4/2022. Ảnh: TTXVN

Nhiều kết quả tích cực

Sau khi nghe báo cáo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương và người dân đã tích cực triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số đạt được nhiều kết quả tích cực. Nhận thức về tầm quan trọng của chuyển đổi số ở tất cả các cấp, ngành đã có chuyển biến nhưng so với yêu cầu cần phải được cải thiện hơn nữa, tránh hình thức. 100% các bộ, ngành, địa phương đã kiện toàn Ban Chỉ đạo chuyển đổi số.

Công tác hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách được quan tâm chỉ đạo, có trọng tâm, hiệu quả. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 5 Quyết định về chuyển đổi số, trong đó lựa chọn ngày 10/10 hàng năm là Ngày chuyển đổi số quốc gia để thúc đẩy công tác này.

Các cơ sở dữ liệu tạo nền tảng cho Chính phủ số được đẩy mạnh triển khai, đặc biệt Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, được tích hợp, kết nối và mở rộng thu thập dữ liệu dân cư với trên 17 triệu thông tin bảo hiểm xã hội; gần 78 triệu thông tin công dân với trên 133 triệu mũi tiêm chủng; trên 570 nghìn thông tin dữ liệu về cán bộ, giáo viên; triển khai thí điểm chip điện tử gắn trên thẻ căn cước công dân; cấp trên 7 triệu số định danh cho trẻ em đăng ký khai sinh; thí điểm sử dụng thể căn cước công dân trong khám chữa bệnh... từng bước hình thành hệ sinh thái công dân số...

Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 tiếp tục được triển khai tích cực, có hiệu quả. Đến nay, Cổng Dịch vụ công quốc gia đã tích hợp 3.552 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của các bộ, ngành, địa phương, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp (triển khai Quyết định số 06/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ - đã tích hợp thêm 11/25 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4). Hệ thống hóa đơn điện tử đã được triển khai toàn quốc, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp... Các hoạt động chuyển đổi số được quốc tế đánh giá cao và dự báo Việt Nam sẽ là một trong những nước đi đầu khu vực ASEAN về chuyển đổi số.

Sau hơn 1 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã hoạt động rất tích cực, thúc đẩy công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chuyển đổi số quốc gia, đã có báo cáo chuyên đề hàng tuần cung cấp nhiều thông tin, nội dung hay, bổ ích với bức tranh toàn cảnh.

Chuyển đổi số quốc gia là công việc lớn, có nhiều khó khăn, thách thức, phải nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của chuyển đổi số trong sự phát triển chung của đất nước, thực hiện các mục tiêu quan trọng của Đại hội XIII của Đảng đề ra, yêu cầu của sự phát triển gắn với thực tiễn.

Để thực hiện được các mục tiêu đề ra đòi hỏi phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó để phát triển nhanh hơn, bền vững hơn. Ủy ban họp định kỳ hàng quý, 6 tháng, 1 năm cần có những sản phẩm nhất định, hiệu quả cụ thể, kiểm điểm được, mang lại lợi ích quốc gia, phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Khẩn trương triển khai các nhiệm vụ được giao

Về nhiệm vụ trọng tâm trong quý II/2020 và thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Ban Chỉ đạo chuyển đổi số của bộ, ngành, địa phương khẩn trương, quyết liệt tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia, Chiến lược phát triển Chính phủ số, Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số, Kế hoạch năm 2022 của Ủy ban.

Bộ Thông tin và Truyền thông sớm tham mưu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban thành lập Văn phòng hoặc bộ phận tham mưu cho Ủy ban để kiện toàn bộ phận giúp việc có hiệu quả nhưng không làm tăng thêm đầu mối về tổ chức, bộ máy, biên chế; hoàn thành đánh giá, công bố chính thức danh sách các nền tảng số đáp ứng yêu cầu phục vụ chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.

Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các cơ quan liên quan nghiên cứu việc triển khai Tổ công nghệ số cộng đồng, dựa vào phong trào thanh niên, phải có trọng tâm, trọng điểm, vừa có lợi ích quốc gia, lợi ích chung gắn với lợi ích cá nhân để tạo động lực cho mỗi người.

Chủ động đôn đốc, kiểm tra, điều phối các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh các nhiệm vụ phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số theo các chiến lược, chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành; báo cáo tình hình triển khai tại các phiên họp của Ủy ban. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và các bộ, cơ quan liên quan tham mưu đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ việc đổi tên đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin bảo đảm thống nhất, phù hợp với định hướng cải cách, tinh gọn bộ máy.

Bộ Công an khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan hoàn thiện dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử, trình Chính phủ ban hành trong tháng 5/2022.

Tiếp tục triển khai hiệu quả Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia (Đề án 06), trong đó hoàn thành việc kết nối, chia sẻ xác thực thông tin công dân với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu khác, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin; phát triển, hoàn thiện và triển khai hiệu quả ứng dụng di động VNEID, nhằm định hình hệ sinh thái công dân số để phục vụ nhu cầu định danh, xác thực thông tin của người dân theo hướng người dân có thể được định danh và xác thực điện tử dễ dàng thông qua môi trường mạng.

Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông kiểm tra, theo dõi, đôn đốc thực hiện các chương trình chung của Ủy ban; tập trung xây dựng, phát triển, đưa vào sử dụng Hệ thống thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo thời gian thực, có công cụ phân tích dữ liệu, dự báo hỗ trợ chỉ đạo, điều hành dựa trên dữ liệu số; chủ trì, phối hợp với Bộ Công an đôn đốc các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn thành cung cấp đầy đủ 25 dịch vụ công thiết yếu theo đúng tiến độ của Đề án 06.

Thúc đẩy phương thức thanh toán không dùng tiền mặt

Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện, cơ sở y tế, cơ sở khám chữa bệnh sẵn sàng chấp nhận thanh toán viện phí, thanh toán các khoản chi phí khám chữa bệnh theo phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở đào tạo sẵn sàng chấp nhận thanh toán học phí theo phương thức thanh toán không dùng tiền mặt; chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ, cơ quan liên quan đẩy nhanh triển khai mô hình giáo dục đại học số, hoàn thành Đề án thí điểm trong quý II/2022.

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các địa phương thúc đẩy phát triển thương mại điện tử.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đẩy nhanh tiến độ triển khai Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia, sẵn sàng phương án triển khai và sớm đưa vào vận hành, khai thác sử dụng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan và địa phương triển khai hình thành cơ sở dữ liệu quản lý cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, quản lý cơ sở chăn nuôi, phục vụ người dân.

Bộ Nội vụ phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp và các bộ, cơ quan liên quan tham mưu đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về đề xuất đổi tên đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin, bảo đảm thống nhất, phù hợp với định hướng cải cách, tinh gọn bộ máy.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đẩy mạnh chuyển đổi số trong đầu tư công, bảo đảm giám sát các dự án đầu tư công thông qua hệ thống thông tin điện tử, thống nhất từ Trung ương đến địa phương.

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan chủ quản thí điểm thực hiện công tác giám sát thông qua hệ thống điện tử.

Các bộ, ngành, địa phương ban hành hoặc cập nhật kế hoạch, chương trình hành động đến năm 2025 của cấp chính quyền với đầy đủ 3 trụ cột chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, phù hợp với các chiến lược quốc gia và tình hình, khả năng của cơ quan, địa phương mình.

Ban Chỉ đạo chuyển đổi số các bộ, ngành, địa phương ban hành Kế hoạch hành động năm 2022 để thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch hoạt động của Ủy ban, phải cụ thể công việc theo từng quý và lượng hóa được kết quả thực hiện, báo cáo tại phiên họp tiếp theo của Ủy ban; khẩn trương thực hiện rà soát các văn bản quy phạm pháp luật theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp bảo đảm tiến độ phục vụ triển khai Đề án 06; triển khai thực hiện tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia năm 2022 theo danh mục đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 422/QĐ-TTg ngày 4/4/2022.

Đối với việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa cấp bộ, cấp tỉnh phải được triển khai ngay từ ngày 1/6/2022. Riêng 25 dịch vụ công trực tuyến thiết yếu triển khai theo yêu cầu Quyết định 06/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thực hiện số hóa từ ngày 1/7/2022...

Ảnh minh hoạ.
Bộ Y tế đề xuất sửa thời gian ủ bệnh và không phát hiện thêm ca mắc mới với COVID-19
(Ngày Nay) - Liên quan đến bệnh COVID-19, ngày 24/9, Bộ Y tế cho biết đã có Tờ trình số 1229/TTr-BYT trình Thủ tướng Chính phủ về dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi Phụ lục quy định thời gian ủ bệnh trung bình và thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm làm căn cứ để công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm ban hành kèm theo Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg ngày 28/01/2016 quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm.
Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm lộ trình triển khai Đề án 06.
Chính phủ yêu cầu bảo đảm lộ trình triển khai Đề án 06
(Ngày Nay) - Ngày 23/9, Văn phòng Chính phủ ban hành văn bản số 7323/VPCP-KSTT truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang về việc triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06).
Ảnh minh hoạ.
Kết nối và phát triển các sản phẩm du lịch giữa các tỉnh Đông Bắc - Tây Bắc
(Ngày Nay) - Ngày 24/9, tại thị xã Sa Pa, Sở Du lịch tỉnh Lào Cai tổ chức Lễ ký kết hợp tác kết nối du lịch Lào Cai – Hà Nội - Hải Phòng - Hải Dương - Quảng Ninh. Sự kiện được kỳ vọng sẽ tạo bước tiến mới để sự liên kết, hợp tác đi vào chiều sâu, bền vững; mở ra cơ hội hợp tác mới, phát huy vai trò các hiệp hội du lịch và doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, du lịch 5 địa phương.
Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh và người dân địa phương dâng hương tưởng niệm tại phần mộ Đại thi hào Nguyễn Du, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
Tôn vinh những cống hiến của Đại thi hào Nguyễn Du đối với văn hóa dân tộc và nhân loại
(Ngày Nay) - Ngày 24/9, Lễ tưởng niệm lần thứ 203 ngày mất Đại thi hào dân tộc, Danh nhân Văn hóa thế giới Nguyễn Du (1820 - 2023) được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh phối hợp cùng Hội đồng Gia tộc Nguyễn Tiên Điền cử hành tại Khu di tích Đại thi hào Nguyễn Du, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
Lời Phật dạy: Vì sao lại gọi là chúng pháp và chúng phi pháp?
Lời Phật dạy: Vì sao lại gọi là chúng pháp và chúng phi pháp?
(Ngày Nay) - Ngoài lòng tôn kính và vâng phục vị thầy của mình, người học Phật cần tỉnh táo đối chiếu những lời dạy và cách sống của thầy với Kinh - Luật. Nếu không đúng với Kinh-Luật thì hết sức cẩn trọng, không mù quáng tin theo vì vị ấy đã thực hành phi pháp.
 Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tặng quà cho cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Trịnh Tường (Bát Xát). Ảnh: Quốc Khánh - TTXVN Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thị sát trên đỉnh cột cờ Lũng Pô (Bát Xát). Ảnh: Quốc Khánh - TTXVN Bí thư Tỉnh uỷ Lào Cai tặng Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lá cờ được thượng cờ ngày 2/9/2023 tại Cột cờ Lũng Pô, rộng 25 m2 tượng trưng cho 25 dân tộc cùng chung sống trên địa bàn tỉnh biên giới Lào Cai. Ảnh: Quốc Khánh - TTXVN Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dâng hương tại nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Quốc Khánh - TTXVN Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tặng quà cho cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Trịnh Tường (Bát Xát). Ảnh: Quốc Khánh - TTXVN Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thị sát trên đỉnh cột cờ Lũng Pô (Bát Xát).
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà thăm, làm việc tại Lào Cai
(Ngày Nay) - Chiều ngày 23/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác Trung ương đã đến dự Lễ chào cờ tại Cột cờ Lũng Pô; tặng quà cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng A Mú Sung; thăm, tặng quà cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Trịnh Tường trên địa bàn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều tặng hoa cho các đơn vị tham gia cuộc thi tài năng diễn viên cải lương toàn quốc – 2023.
Khai mạc Cuộc thi tài năng diễn viên Cải lương toàn quốc
(Ngày Nay) - Tối 23/9, tại Nhà hát Cao Văn Lầu, thành phố Bạc Liêu, Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu khai mạc cuộc thi tài năng diễn viên Cải lương toàn quốc 2023.
PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên - Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam cho biết thực tế hiện nay gánh nặng toàn cầu của bệnh thận mạn đang gia tăng nhanh chóng.
Bệnh thận mạn là 1 trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tại Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 23/9, tại Hà Nội, buổi tọa đàm với chủ đề “Góc nhìn đa chiều trong ứng dụng tiến bộ y khoa về quản lý bệnh thận mạn” do Tổng hội Y học Việt Nam và Công ty TNHH AstraZeneca phối hợp tổ chức đã thu hút trên 50 chuyên gia y tế và đại diện Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Vụ Bảo hiểm Y tế (Bộ Y tế); đại diện Ban giám hiệu các trường đại học… tham dự.