Kết nối các startup Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thực tế ảo

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sáng 15/6, tại thành phố Đà Nẵng đã diễn ra Lễ ra mắt Làng Metaverse và Hội thảo khoa học Metaverse: Giải mã và đối thoại với tương lai.
Kết nối các startup Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thực tế ảo

Theo ông Võ Đức Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đà Nẵng, Trưởng Làng Metaverse, mô hình Làng công nghệ được hình thành và định hướng trở thành một cổng kết nối quốc gia cho các nhà quản lý, nhà nghiên cứu, chuyên gia, tập đoàn, quỹ đầu tư, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Qua đó, góp phần thúc đẩy kinh tế số, xã hội số, công dân số cũng như chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, phát huy và khai khai thác tiềm năng, tận dụng xu thế, góp phần xây dựng Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo của khu vực.

Việc thành lập Làng Metaverse góp phần đưa công nghệ thực tế ảo từng bước ứng dụng vào cuộc sống; đồng thời, kết nối startup Việt với quốc tế và tiếp cận với những nền tảng công nghệ mới nhất, bắt kịp xu hướng công nghệ toàn cầu và tạo ra được giá trị mới trong lĩnh vực công nghệ thực tế ảo tại Việt Nam.

Trong năm 2022, Làng Metaverse có các hoạt động: hỗ trợ 800 doanh nghiệp lên nền tảng Metaverse (do doanh nghiệp Bizverse Wolrd, một thành viên của Làng Metaverse tài trợ); tổ chức hoạt động tìm kiếm các dự án Metaverse triển vọng; tham dự Diễn đàn toàn cầu Metaverse tại Hàn Quốc; chương trình tọa đàm hàng tháng về Metaverse; gây dựng Quỹ học bổng Metaverse tài trợ cho các nghiên cứu sinh tiến sĩ về kinh tế số, blockchain, Meta Economy, mô hình đô thị thông minh trên Metaverse; phối hợp các địa phương trong nước tổ chức sự kiện Techfest địa phương, Diễn đàn đầu tư Metaverse, chương trình thực tế trải nghiệm sản phẩm Metaverse….

Phát biểu tại Lễ ra mắt, Tiến sỹ Phạm Hồng Quất - Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết: Sau khi thành lập, Làng Metaverse sẽ là một hệ sinh thái dành cho thế hệ trẻ Việt Nam, thế hệ của công nghệ mới, của tương lai.

Đến thời điểm này, Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia - TECHFEST 2022 hiện có hơn 30 làng công nghệ được hình thành, đây là các hệ sinh thái phát triển rất nhanh chóng, giúp khai thác triệt để các cơ hội mới sau dịch COVID-19. Hy vọng trong thời gian tới, chính quyền địa phương, các trường Đại học, các doanh nghiệp, các chuyên gia cùng các quỹ đầu tư sẽ chung tay hỗ trợ phát triển các công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới.

Sau Lễ ra mắt, Làng Metaverse đã tổ chức Hội thảo khoa học Metaverse: Giải mã và đối thoại với tương lai, quy tụ các nhà quản lý, chính sách, tập đoàn, các chuyên gia trong và ngoài nước về Metaverse. Hơn 10 quỹ đầu tư, hơn 250 đại biểu tham dự đã cùng thảo luận, chia sẻ về các tiềm năng, cơ hội, thách thức đối với Metaverse. Các startup công nghệ tại Việt Nam cũng đã mang các sản phẩm công nghệ mới nhất tới để giới thiệu, triển lãm tại sự kiện.

Khái niệm Metaverse xuất hiện ngày càng nhiều và dần phát triển trở thành xu hướng của thế hệ internet tương lai. Metaverse là khái niệm về vũ trụ số trực tuyến, kết nối người dùng trong mọi mặt của cuộc sống; tại đây, người dùng có thể làm việc, học tập, vui chơi, gặp gỡ và giao lưu với nhau thông qua công nghệ thực tế ảo. Metaverse được xem là internet thế hệ mới, thay đổi cách chúng ta sống, làm việc với các vấn đề thường gặp như giáo dục, kinh tế, quản lý.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.