Kết thúc thi tổ hợp Khoa học xã hội: Thí sinh tận dụng hết thời gian làm bài Lịch sử, Địa lý

Những thí sinh hệ giáo dục thường xuyên sáng nay chỉ thi Lịch sử và Địa lý nên kết thúc buổi thi sớm hơn thí sinh hệ THPT.

Tuyên Quang: Thí sinh phấn khởi rời trường thi

Kết thúc buổi thi sáng nay (27/6), thí sinh tại điểm thi Trường THPT Tân Trào (TP Tuyên Quang) rời trường thi với tiếng cười vui. Đa số thí sinh không áp lực về điểm số vì chỉ đăng ký thi tốt nghiệp.

Nguyễn Hoàng Anh Tuấn - HS lớp 12C3 làm đủ ba bài thi. Tuấn tự tin nhất với bài thi  môn Địa lý khi làm được khoảng 25/40 câu hỏi, dự đoán được khoảng 6 điểm.

Kết thúc thi tổ hợp Khoa học xã hội: Thí sinh tận dụng hết thời gian làm bài Lịch sử, Địa lý ảnh 1

Ngay sau khi buổi thi, Tuấn sẽ luyện các môn học liên quan đến vẽ, thiết kế để khi có kết quả thi sẽ đăng ký học một trường trung cấp, ngành nội thất.

Còn Hoàng Thọ Anh nhận xét đề thi môn Địa lý và Lịch sử cấu trúc như đề thi minh họa nhưng nội dung có phần khó hơn. Đề thi GDCD thì rất "dễ thở", em làm được hết và dự đoán được khoảng 7 điểm. Sau khi có kết quả thi, Thọ Anh dự định đi nghĩa vụ Công an.

Kết thúc thi tổ hợp Khoa học xã hội: Thí sinh tận dụng hết thời gian làm bài Lịch sử, Địa lý ảnh 2

Hà Nội: Đề Địa lý vừa sức, đề Lịch sử hơi khó

Thục Anh - học sinh hệ trung cấp trường CĐ Nghệ thuật Hà Nội - kết thúc 2 môn thi với nhận định: Đề Địa lý vừa sức, đề Lịch sử hơi khó.

Lý giải cụ thể, với mã đề Lịch sử 303, theo Thục Anh, dù kiến thức bám sát sách giáo khoa nhưng lịch sử không có nhiều câu đọc có thể trả lời ngay kiểu nhận biết. Nhiều câu buộc học sinh phải tư duy, suy luận, tổng hợp kiến thức mới trả lời được.

Kết thúc thi tổ hợp Khoa học xã hội: Thí sinh tận dụng hết thời gian làm bài Lịch sử, Địa lý ảnh 3

"Môn Lịch sử em làm được khoảng 50% là chắc chắn. Địa lý thì tốt hơn, có thể được 8 điểm. Độ khó đề Địa ở mức trung bình, lại có nhiều câu có thể sử dụng Át lát nên để đạt điểm cao dễ hơn. Tuy nhiên, cả 2 môn em đều làm khá kíp thời gian, không đủ thời gian để rà lại bài" - Thục Anh chia sẻ.

Cũng là học sinh Trường CĐ Nghệ thuật Hà Nội, thí sinh Cù Phương Nguyên cho biết mình gặp mã đề 324 môn Lịch sử. "Em từng ôn thi học sinh giỏi môn Lịch sử nhưng vẫn bối rối khi gặp đề thi. Đề này chắc chắn sẽ phân hóa học sinh tốt. Các bạn có thể đạt điểm 5, nhưng từ 7 trở lên sẽ khó" - Nguyên cho hay.

Kết thúc thi tổ hợp Khoa học xã hội: Thí sinh tận dụng hết thời gian làm bài Lịch sử, Địa lý ảnh 4

Với môn Địa lý, theo nhận định của Nguyên, có khoảng 7-8 câu học sinh có thể tận dụng Át - lát để làm bài. "Em không sử dụng điểm Địa để xét tuyển ĐH nên em hài lòng với khoảng 6-7 điểm Địa lý mình có thể đạt được" - Nguyên nói.

Thảo Linh - học sinh Trường THPT Cổ Loa sau khi kết thúc 2 môn thi cũng cho biết đề Lịch sử cần học chắc kiến thức, có tư duy tổng hợp tốt mới có thể đạt điểm cao. Các bạn cũng có chung nhận định là phần lịch sử thế giới trong đề thi chiếm tỷ lệ khá lớn.

Theo GD TĐ
Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Đoàn Kết, quận Hai Bà Trưng. Ảnh tư liệu: Hoàng Hiếu/TTXVN
Học sinh Hà Nội mong phương án tuyển sinh lớp 10 sớm được công bố
(Ngày Nay) - Năm học 2024 - 2025 đã đi qua gần hết học kỳ 1, song các nhà trường, học sinh lớp 9 và phụ huynh trên cả nước vẫn chưa biết phương án tuyển sinh lớp 10 năm học tới. Cùng với các địa phương, thành phố Hà Nội chưa thể “chốt” được phương án tuyển sinh lớp 10 vì còn chờ Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố quy chế tuyển sinh.
Dự án Khu nhà ở cao cấp Vạn Thuận – Tây Thăng Long (phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) do Công ty TNHH Xuân Trường Hoành Bồ làm chủ đầu tư.
Hà Nội: Sau đấu giá, quy hoạch nhà ở cao tầng được điều chỉnh về thấp tầng
(Ngày Nay) - Ô đất TT-07 (tên cũ là CT–04, nằm tại phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) trước đây từng được quy hoạch để thực hiện dự án nhà ở chung cư cao tầng. Tuy nhiên, sau khi kết quả trúng đấu giá được phê duyệt, ô đất này bất ngờ được thay đổi quy hoạch thành đất ở thấp tầng, để thực hiện dự án Khu nhà ở cao cấp Vạn Thuận – Tây Thăng Long.