Khai mạc không gian trưng bày 'Vua Hàm Nghi - Cuộc đời và nghệ thuật'

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tối 10/1, tại nhà Tế Tửu - Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (Thừa Thiên-Huế) tổ chức khai mạc Không gian trưng bày “Vua Hàm Nghi - Cuộc đời và nghệ thuật”.
Khai mạc không gian trưng bày 'Vua Hàm Nghi - Cuộc đời và nghệ thuật'

Không gian trưng bày giới thiệu đến công chúng hình ảnh về cuộc đời của vua Hàm Nghi từ khi lên ngôi, giai đoạn chống Pháp, giai đoạn lưu đày tại Alger (Thủ đô nước Algérie); 31 bản sao các tác phẩm nghệ thuật là tranh, tượng do nhà vua sáng tác ở Alger và đặc biệt là một bức tranh gốc của vua Hàm Nghi (tựa đề tạm dịch: Hồ trên dãy núi Alps) do một cá nhân hiến tặng Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế.

Tại không gian này, ngoài nội dung trưng bày trực quan, du khách còn được tìm hiểu, khám phá thông qua thiết bị trình chiếu cảm biến không dây, sách tương tác giới thiệu các thông tin, hình ảnh, video clip giới thiệu về cuộc đời của vua Hàm Nghi. Không gian triển lãm nhằm giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp và di sản nghệ thuật của một vị vua yêu nước, một nghệ sĩ tài hoa, nhân kỷ niệm 80 năm ngày mất của vua Hàm Nghi (1944 - 2023).

Cùng ngày, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Tiến sĩ Amandine Dabat, nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật, là hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi tổ chức buổi giới thiệu “Cuộc đời và nghệ thuật của vua Hàm Nghi”. Tiến sĩ Amandine Dabat đã từng làm luận án tiến sĩ về cuộc đời làm nghệ thuật của vua Hàm Nghi.

Tiến sĩ Amandine Dabat cho biết, bà rất vinh dự có mặt tại buổi giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp nghệ thuật của vua Hàm Nghi. Trong quá trình nghiên cứu để làm luận án tiến sĩ, thông qua các tài liệu, nguồn lưu trữ khác nhau, có thể thấy được sự gắn bó của vua Hàm Nghi đối với Việt Nam.

Các tác phẩm nghệ thuật của vua Hàm Nghi phản ánh sự mong mỏi của ông và tình yêu đối với Việt Nam. Có thể nói rằng, Việt Nam luôn chiếm phần quan trọng trong trái tim của vua Hàm Nghi. Thời gian tới, bà sẽ trao tặng nhiều tác phẩm nghệ thuật, vật ngự dụng của vua Hàm Nghi cho Việt Nam. Đặc biệt, mong muốn lớn nhất của bà là làm sao đưa thi hài vua Hàm Nghi về an táng tại cố hương. Đây cũng là ước muốn cuối cùng của vua Hàm Nghi trước khi mất.

Buổi giới thiệu “Cuộc đời và nghệ thuật của vua Hàm Nghi” có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mở ra nhiều cơ hội giao giao lưu văn hóa và đẩy mạnh quan hệ hợp tác hữu nghị tốt đẹp giữa tỉnh Thừa Thiên - Huế với các đơn vị đối tác đến từ Pháp. Đặc biệt, 2023 kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ hợp tác ngoại giao giữa Việt Nam và Pháp, cũng như kỷ niệm 10 năm thiết lập đối tác chiến lược Việt Nam và Pháp.

Nhân dịp này, Tiến sĩ Amandine Dabat đã hiến tặng “ống điếu hút thuốc” của vua Hàm Nghi cho Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế. Ống điếu được làm từ gỗ khảm xà cừ, có chiều dài hơn 20 cm và đường kính gần 9 cm; được chế tác tại Việt Nam vào khoảng cuối thế kỷ 19.

Bình luận
Việt Nam - Điểm đến không thể bỏ lỡ trong thiên niên kỷ mới
Việt Nam - Điểm đến không thể bỏ lỡ trong thiên niên kỷ mới
(Ngày Nay) - Triển lãm du lịch và kỳ nghỉ lần thứ 28 của Canada được tổ chức vào cuối tuần qua với sự tham gia tích cực của Đại sứ quán Việt Nam, đại diện các đoàn ngoại giao quốc tế, các công ty lữ hành, hãng hàng không và các nhà điều hành dịch vụ du lịch từ khắp nơi trên thế giới.
Các thành viên Quỹ Nam Phương, các nghệ sĩ Tiêu Minh Phụng, Đỗ Phú Quí, OgeNus và cộng đồng fan chúc mừng Negav đón tuổi mới đầy ý nghĩa
Một sinh nhật, hàng trăm niềm vui: FC Negav cùng Quỹ Nam Phương mang cầu mới về miền Tây
(Ngày Nay) - Ngày 13/04/2025, Lễ Khởi công cầu Khang Thành An – dự án thiện nguyện do cộng đồng người hâm mộ rapper Negav (Đặng Thành An) và Quỹ Nam Phương cùng nhau thực hiện, được tổ chức tại xã Thuận Hòa, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Diễn ra nhân dịp sinh nhật Negav, sự kiện lan tỏa trọn vẹn tinh thần “Giving Birthday” – "Cho đi là còn mãi, Cho đi để nhận lại yêu thương"
Ấn Độ ra mắt Khung năng lực AI nhằm chuyển đổi dịch vụ công
Ấn Độ ra mắt Khung năng lực AI nhằm chuyển đổi dịch vụ công
Với hơn 3,1 triệu công chức, Ấn Độ đã thực hiện một bước tiến táo bạo hướng tới quản trị dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) thông qua việc công bố một khung năng lực toàn diện nhằm nâng cao năng lực AI trong toàn bộ khu vực công. Dựa trên Khung năng lực về AI và chuyển đổi số dành cho công chức do UNESCO ban hành, Ấn Độ đang khẳng định vị thế tiên phong trong việc tích hợp AI vào phát triển năng lực hành chính công trên quy mô lớn, với trọng tâm đặt vào nguyên tắc đạo đức và quyền con người.
Bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch khóa họp thứ 42 của Đại hội đồng UNESCO (bên phải).
Tái khẳng định sứ mệnh bền vững của UNESCO: Khơi dậy tinh thần hòa bình thông qua hợp tác trí tuệ
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh thế giới đầy biến động, khi xung đột leo thang và niềm tin vào hợp tác quốc tế bị lung lay, sứ mệnh bền vững của UNESCO - thúc đẩy hòa bình thông qua tình đoàn kết trí tuệ và đạo đức - chưa bao giờ trở nên cấp thiết như hiện nay. Đó là những lời mở đầu trong bài phát biểu của bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch khóa họp thứ 42 của Đại hội đồng UNESCO, tại phiên Toàn thể của Khóa họp thứ 221 Hội đồng Chấp hành UNESCO.
Những di sản Việt Nam thành di sản của nhân loại
Những di sản Việt Nam thành di sản của nhân loại
(Ngày Nay) -  Bộ sưu tập đồ sộ của Nhạc sĩ Hoàng Vân, bao gồm hơn 700 tác phẩm âm nhạc sáng tác từ năm 1951 đến 2010, đã trở thành di sản thứ 11 của Việt Nam được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh vào Danh mục Ký ức Thế giới. Đây là lần đầu tiên một bộ sưu tập về âm nhạc của cá nhân ở Việt Nam giành được vinh dự này.