Khai mạc Lễ hội đền Trần Thương

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tối 18/9 (tức ngày 16/8 Âm lịch) Ủy ban nhân dân huyện Lý Nhân (tỉnh Hà Nam), Ban Quản lý di tích Quốc gia đặc biệt đền Trần Thương tổ chức Khai mạc Lễ hội truyền thống đền Trần Thương năm 2024, để tưởng niệm 724 năm Ngày mất của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn.
Tặng hoa, trao cờ lưu niệm cho các đoàn về Thực hành nghi lễ và hát Chầu văn.
Tặng hoa, trao cờ lưu niệm cho các đoàn về Thực hành nghi lễ và hát Chầu văn.

Chủ tịch UBND huyện Lý Nhân Nguyễn Đức Nhương cho biết, Lễ hội truyền thống đền Trần Thương là sự kiện thường niên được tổ chức vào dịp tưởng niệm Ngày mất của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn (Đức Thánh Cha trong tiềm thức nhân dân “Tháng 8 giỗ Cha”). Đây là hoạt động có ý nghĩa tâm linh truyền thống, nhắc nhở các thế hệ về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tưởng nhớ ân đức của Quốc công Tiết chế Nhân Vũ Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn.

Lễ hội truyền thống đền Trần Thương là sự kiện văn hóa có ý nghĩa to lớn, là niềm vinh dự, tự hào của chính quyền và nhân dân huyện Lý Nhân. Những hoạt động của lễ hội góp phần nâng cao ý thức bảo tồn, quảng bá và phát huy các giá trị tốt đẹp của văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu, nghi lễ hầu Thánh nói riêng và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đền Trần Thương tới các tầng lớp nhân dân bạn bè và du khách thập phương.

Lễ hội truyền thống đền Trần Thương được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2017. Với giá trị lịch sử, những nét đặc trưng riêng, đền Trần Thương trở thành điểm đến tâm linh đối với nhân dân và du khách thập phương trong và ngoài nước.

Trong lễ hội truyền thống Đền Trần Thương năm 2024, Ủy ban nhân dân huyện Lý Nhân, Ban Quản lý di tích Quốc gia đặc biệt đền Trần Thương đã tổ chức nhiều hoạt động như: Thực hành nghi lễ và hát Chầu văn với sự tham gia của các nghệ nhân, nghệ sỹ, thanh đồng đạo quan ở nhiều vùng miền trong cả nước, Đêm hội Trần Thương, thi nấu cỗ cúng Thánh, giải cờ tướng, kéo co và các trò chơi dân gian.

Đền Trần Thương thờ Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn - Anh hùng dân tộc, nhà quân sự, nhà chính trị, nhà văn hóa lỗi lạc tiêu biểu của thế kỷ XIII. Ông sinh năm 1228 tại Kiếp Bạc, xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương; quê ở làng Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, thuộc dòng dõi tôn thất quý tộc nhà Trần. Ông mất ngày 20/8 năm Canh Tý 1300 tại phủ đệ Vạn Kiếp, triều đình tiến phong ông là “Thái sư Thượng phụ Quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương”.

Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn là trụ cột của vương triều Trần. Ông được vua Trần phong chức Quốc công Tiết chế tổng chỉ huy quân đội nhà Trần 3 lần đánh thắng quân xâm lược Mông-Nguyên. Chiến thắng của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn và quân dân Nhà Trần đã góp phần đặt dấu chấm hết cho thời kỳ đỉnh cao của quân Mông-Nguyên thời bấy giờ, đưa tên tuổi Trần Hưng Đạo lên hàng “thiên tài quân sự có tầm chiến lược và là một anh hùng dân tộc bậc nhất của nhà Trần”.

Do có công lao to lớn với dân tộc, nhân dân cả nước tôn kính, vinh danh ông là bậc Thánh nhân - Đức Thánh Trần trong tâm thức là “Đức thánh Cha” của muôn dân. Tên tuổi, công lao của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn đã in đậm dấu son trong lịch sử oai hùng của dân tộc Việt Nam.

Năm 2015, đền Trần Thương được công nhận là Di tích Lịch sử văn hóa Quốc gia đặc biệt. Hằng năm, Đền tổ chức 2 lễ hội chính: Lễ hội phát lương vào đêm 14, rạng sáng ngày Rằm tháng Giêng và Lễ hội truyền thống tháng 8 Âm lịch hằng năm.

Uống "nước" chữa bách bệnh, nhiều người cận kề cửa tử
Uống "nước" chữa bách bệnh, nhiều người cận kề cửa tử
(Ngày Nay) - Sáng 15/10, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, thời gian vừa qua, Bệnh viện liên tục tiếp nhận các ca bệnh ngộ độc, thậm chí khó thở, hôn mê bất tỉnh, nguy hiểm tính mạng do uống loại nước được truyền bá có khả năng chữa bách bệnh.
Về An Giang chiêm ngưỡng miễn phí bảo vật quốc gia
Về An Giang chiêm ngưỡng miễn phí bảo vật quốc gia
(Ngày Nay) - Thông thường, các bảo tàng, các khu di tích đều có bán vé vào cửa để du khách tham quan. Thế nhưng tại An Giang, hiện có 8 bảo vật quốc gia thuộc nền văn hóa Óc Eo được mở cửa miễn phí cho tất cả những ai muốn tìm hiểu lịch sử, văn hóa của vùng đất này.
Hội nghị Ban Cán sự Đảng Chính phủ với Đảng đoàn Quốc hội về Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
Hội nghị Ban Cán sự Đảng Chính phủ với Đảng đoàn Quốc hội về Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
(Ngày Nay) - Sáng 15/10/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội đồng chủ trì Hội nghị giữa Ban Cán sự Đảng Chính phủ với Đảng đoàn Quốc hội về kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Đối thoại “Tuyên truyền, phổ biến, thực thi hiệu quả chính sách, pháp luật về đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản”
Đối thoại “Tuyên truyền, phổ biến, thực thi hiệu quả chính sách, pháp luật về đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản”
(Ngày Nay) -Ngày 15/10, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp với Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị Đối thoại giữa cơ quan soạn thảo luật, các chuyên gia, doanh nghiệp và báo chí về cách hiểu và vận dụng Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các văn bản hướng dẫn thi hành vào thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp bất động sản.
Viettel giữ vị trí thương hiệu giá trị nhất, được đánh giá cao nhất về phát triển bền vững ở Việt Nam
Viettel giữ vị trí thương hiệu giá trị nhất, được đánh giá cao nhất về phát triển bền vững ở Việt Nam
(Ngày Nay) -Trong Bảng xếp hạng 100 Thương hiệu Giá trị nhất Việt Nam 2024 vừa được công bố bởi Brand Finance - công ty định giá thương hiệu hàng đầu thế giới, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) duy trì vị thế 9 năm liên tiếp là thương hiệu giá trị nhất Việt Nam, đồng thời là doanh nghiệp được công chúng đánh giá cao nhất về phát triển bền vững.