Lễ phát lương Đức Thánh Trần tại đền Trần Thương

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tối 23/2 (tức 14 tháng Giêng), Lễ phát lương Đức Thánh Trần đã được tỉnh Hà Nam long trọng tổ chức tại đền Trần Thương, xã Trần Hưng Đạo, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
Lễ Tấu sớ trước ban Công đồng tại Lễ hội phát lương Đức Thánh Trần đền Trần Thương Xuân Giáp Thìn năm 2024. Ảnh: Nguyễn Chinh/TTXVN
Lễ Tấu sớ trước ban Công đồng tại Lễ hội phát lương Đức Thánh Trần đền Trần Thương Xuân Giáp Thìn năm 2024. Ảnh: Nguyễn Chinh/TTXVN

Tham dự có nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan; Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam Lê Thị Thủy; Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Trương Quốc Huy, đại diện một số cơ quan, đơn vị cùng đông đảo nhân dân, du khách.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Trương Quốc Huy cho biết, với mục đích bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, giáo dục truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của ông cha ta, khơi dậy đạo lý "uống nước nhớ nguồn", biết ơn và tri ân những người có công với đất nước, năm 2010, UBND tỉnh Hà Nam đã phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phục dựng lại Lễ phát lương Đức Thánh Trần tại Đền Trần Thương và từ đó đến nay đã trở thành lễ hội thường niên của địa phương.

Lễ phát lương Đức Thánh Trần đền Trần Thương đã trở thành thông lệ, là dịp để tôn vinh các vị anh hùng đã có công dựng nước và giữ nước; khắc sâu những bài học lịch sử qua các lần thắng trận vẻ vang, các chiến công lừng lẫy và tấm gương đạo đức sáng ngời của Đức Thánh Trần trong lòng nhân dân; để lại những bài học quý báu về nghệ thuật quân sự, bài học về sự đoàn kết quân dân, nhắc nhở muôn đời, hậu thế biết trân quý quá khứ, tôn kính các vị anh hùng và các bậc tiền nhân đã dày công xây dựng, bảo vệ giang sơn, bờ cõi nước Việt; thể hiện sâu sắc kế sách giữ nước của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn "Thời bình phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ, bền gốc".

Lễ phát lương được tổ chức với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, phúc lộc đầy nhà, muôn sự tốt lành, đất nước thanh bình, phát triển và ngày một hưng thịnh.

Lễ phát lương Đức Thánh Trần tại đền Trần Thương được bắt đầu từ 23 giờ ngày 23/2 đến 17 giờ ngày 24/2 (tức đêm 14 đến ngày 15 tháng Giêng Xuân Giáp Thìn năm 2024). Ban Tổ chức đã chuẩn bị 180.000 túi lương để phát tại 19 điểm quanh khu vực đền cho nhân dân, du khách thập phương. Nghi lễ phát lương nhằm tái hiện lịch sử về "Phát quân lương" khao quân của quân đội nhà Trần khi đánh thắng giặc Nguyên Mông lần thứ 3 (năm 1288) và cầu cho một năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu.Bên cạnh phần lễ, phần hội được tổ chức với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao đan xen như: Giải cờ tướng, giải kéo co, giải bóng chuyền hơi huyện Lý Nhân mở rộng và tổ chức đêm hội Trần Thương.

Đền Trần Thương là một trong ba ngôi đền lớn trong cả nước thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Tương truyền trên đường đi đánh quân Nguyên Mông, thấy địa thế nơi đây hiểm yếu, có thể vào sông Châu, ra sông Hồng ngược lên Thăng Long hoặc xuôi ra biển, ngài bèn đặt 6 kho lương để phục vụ cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ 2 (năm 1285). Sau khi chiến thắng trở về, ngài cắm sinh phần, lấy dân ở đây làm tạo lệ, từ đó làng có tên là Trần Thương.

Sử sách không ghi chép về kho lương thực của nhà Trần ở đây, nhưng truyền thuyết dân gian cùng với những dấu tích đậm đặc quanh khu vực đền Trần Thương như mảnh gốm, sứ màu đen, men nâu, vàng ngà của bát đĩa vỡ có phong cách trang trí của nghệ thuật gồm thời Trần, nhiều vỏ chóe hoa than... đã củng cố thêm giả thuyết này. Địa điểm ngôi đền hiện nay là kho lương chính.

Năm 1989 đền Trần Thương đã được xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia và đến năm 2015, đền Trần Thương được xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt.

Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể Danh thắng Tràng An có vẻ đẹp cảnh quan là các cánh đồng lúa; vì vậy, đề nghị UBND tỉnh Ninh Bình xem xét không thực hiện việc chuyển đổi diện tích đất trồng lúa sang đất khu đô thị để tránh làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên tạo nên giá trị của di sản.
Yêu cầu tỉnh Ninh Bình không làm ảnh hưởng xấu tới Di sản Tràng An
(Ngày Nay) - Liên quan đến đề xuất “xén” một phần cảnh quan thuộc vùng đệm Di sản Quần thể Danh thắng Tràng An để thực hiện dự án Khu Đô thị Ninh Thắng I của UBND tỉnh Ninh Bình; mới đây Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có những ý kiến cụ thể, trong đó yêu cầu: không thực hiện chuyển đổi đất nhằm tránh làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên tạo nên giá trị của di sản.
Lịch sử của linh vật Olympic
Lịch sử của linh vật Olympic
(Ngày Nay) - Trong vòng hơn 50 năm, các vận động viên thi đấu tại Thế vận hội Olympic thường được cổ vũ bởi những linh vật độc đáo và ngộ nghĩnh.
Mối nguy hại tiềm tàng của mực xăm chứa vi khuẩn
Mối nguy hại tiềm tàng của mực xăm chứa vi khuẩn
(Ngày Nay) - Theo nghiên cứu mới của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), mực xăm hình và mực phun xăm thẩm mỹ được được đóng bao bì kín, trong đó có cả những loại được đánh dấu vô trùng, chứa hàng triệu vi khuẩn có nguy cơ gây bệnh.
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...