Khám phá tục lệ đón trung thu của các nước trên thế giới

Tết Trung thu là ngày lễ quan trọng trong năm của nhiều nước trên thế giới. Mỗi quốc gia lại có những cách đón lễ trăng rằm độc đáo riêng.
Khám phá tục lệ đón trung thu của các nước trên thế giới

Việt Nam

Khám phá tục lệ đón trung thu của các nước trên thế giới - anh 1

Trung thu ở Việt Nam là ngày Tết của thiếu nhi, gắn với truyền thuyết về Hằng Nga, Chú Cuội trông trăng. Các em nhỏ thường rước đèn ông sao, đeo mặt nạ và lập thành đoàn múa sư tử, đánh trống rất rôm rả.

Trong dịp này, người Việt thường bày bánh trái ra sân để cúng mặt trăng. Riêng trẻ em rất háo hức chờ đón dịp Trung thu bởi đây là thời điểm các em được người thân mua cho nhiều đồ chơi, bánh kẹo. Có những loại bánh đặc trưng mà thường chỉ dịp Trung thu mới có như bánh dẻo, bánh nướng... Đồ chơi truyền thống của trẻ em ngày xưa gồm đèn ông sao, đèn lồng, đèn kéo quân, đèn con giống... và không đa dạng nhiều chủng loại, mẫu mã như hiện nay.

Ở nhiều nơi, Trung thu là dịp mở cuộc thi cỗ, thi làm bánh của các bà, các cô. Trẻ em sẽ tham dự các cuộc rước đèn, thi hát trống quân. Khi trăng đã lên cao, các bé ngồi quây quần quanh mâm cỗ gồm nhiều loại bánh trái, hoa quả , cùng tham dự cỗ trông trăng và phá cỗ cho tới đêm khuya. Mâm cỗ trông trăng tuyền thống của trẻ em Việt Nam thường có bánh nướng, bánh dẻo, chú chó làm bằng tép bưởi và một số loại quả đặc trưng của mùa thu như chuối, hồng ngâm, thị, na, mía...

Hàn Quốc

Khám phá tục lệ đón trung thu của các nước trên thế giới - anh 2

Tết Trung thu của người Hàn là tết Chuseok hay còn gọi với tên khác “Lễ tạ ơn”. Đây là ngày tết thứ 2 trong năm và được tổ chức vào đêm trước ngày rằm, kết thúc sau ngày 15/8 âm lịch.

Vào dịp này, người ở nơi xa cũng sẽ về quê hương để đoàn tụ với gia đình và cùng nhau thưởng thức những món ăn truyền thống như bánh songpyeon (bánh gạo có hình trăng lưỡi liềm) và rượu sindoju hay dongdongju. Ngay từ sáng sớm, mọi người trong gia đình sẽ sắm sửa sửa, chuẩn bị một mâm cơm cúng tổ tiên tươm tất. Việc sắp xếp các món đồ trên bàn thờ cũng theo nguyên tắc chuẩn mực.

Sau bữa cơm gia đình, mọi người cùng nhau tới thăm mộ và dọn dẹp sạch sẽ. Những món ăn, đồ uống cũng được con cháu chuẩn bị cẩn thận để dâng lên tổ tiên. Ngoài ra, tùy theo mỗi vùng miền ở Hàn lại có những tập tục riêng.

Nhật Bản

Khám phá tục lệ đón trung thu của các nước trên thế giới - anh 3

Người Nhật ngày nay không còn sử dụng lịch âm nhiều như trước nữa nhưng vào ngày rằm tháng 8, họ vẫn lên chùa lễ Phật và tổ chức nhiều lễ hội vào dịp này.

Mâm cỗ Trung thu theo truyền thống của người Nhật có rất nhiều loại bánh với màu sắc tươi tắn, dưa hấu, hạt dẻ... được bày biện đẹp mắt và đặt ngay ngắn gần cửa sổ. Ngoài ra, người Nhật còn ăn thêm món bánh dày dango vì cho rằng đây là món ưa thích của thỏ ngọc. Theo truyền thống dân gian của Nhật Bản, thỏ ngọc giã gạo trên mặt trăng, vì vậy khi ngắm trăng vào dịp Trung thu có thể thấy chú thỏ đang ăn bánh dày.

Trung Quốc

Khám phá tục lệ đón trung thu của các nước trên thế giới - anh 4

Trong phong tục của người Hoa, tết Trung thu còn gọi là tết đoàn viên. Đây là thời điểm mọi thành viên trong gia đình tụ họp với nhau. Bất cứ ai làm ăn ở xa xôi ở đâu, vào ngày này cũng trở về quê hương để gặp lại gia đình, họ hàng và cùng ăn bữa cơm đoàn viên.

Sau bữa cơm sum họp, các thành viên trong gia đình lại cùng nhau thưởng nguyệt (ngắm trăng) và ăn bánh trung thu dưới ánh đèn lồng lung linh. Một trong những hoạt động không thể thiếu được trong dịp Trung thu của người Hoa đó là rước đèn lồng và múa rồng lửa. Người dân tin rằng rồng lửa sẽ mang lại nhiều may mắn và an lành tới mỗi gia đình.

Thái Lan

Khám phá tục lệ đón trung thu của các nước trên thế giới - anh 5

Tết Trung thu ở Thái Lan với nhiều hoạt động hấp dẫnNgười Thái gọi tết Trung thu là “tết cầu trăng”. Mọi người đều tham gia lễ cúng trăng rằm. Mọi người ngồi quanh mâm cỗ với những món đồ đặc trưng của mùa thu như đào, sầu riêng, bánh Trung thu và chúc nhau mọi điều tốt lành. Đặc biệt bưởi là loại trái cây không thể thiếu trong mâm cỗ truyền thống. Người Thái tin rằng bưởi tượng trưng cho sự viên mãn, sum vầy.

Singapore

Khám phá tục lệ đón trung thu của các nước trên thế giới - anh 6
Tại đây, lễ đón Trung thu diễn ra sôi động. Tại quảng trường Sengkang, mọi người tập trung để trải nghiệm các trò chơi thú vị. Đây là dịp để cộng đồng người Hoa tại Singapore thể hiện góc văn hóa giàu có và đa dạng của mình tại khu Chinatown với những chiếc đèn lồng đầy màu sắc, các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau, cùng chia sẻ niềm hạnh phúc bên những chiếc bánh thơm ngon và tách trà đậm đà.

Malaysia

Khám phá tục lệ đón trung thu của các nước trên thế giới - anh 7

Những năm gần đây, vào dịp Trung thu, ở Malaysia ngoài lễ hội Bánh Trung thu (19-21/9) còn có lễ hội đèn lồng vào ngày 16/9. Dịp này, phố phường đều được trang trí bởi hàng trăm, hàng ngàn chiếc đèn lồng sặc sỡ. Đây là dịp để người dân Malaysia và du khách ra đường hòa mình vào không khí tưng bừng của ngày lễ.

Lào

Khám phá tục lệ đón trung thu của các nước trên thế giới - anh 8
Người Lào gọi tết Trung thu là lễ hội trăng phước lành, tất cả mọi người đều tụ tập bên gia đình, thưởng trà, ngắm trăng. Khi hoàng hôn buông xuống, các chàng trai cô gái nhảy múa, hát ca thâu đêm.

Campuchia

Khám phá tục lệ đón trung thu của các nước trên thế giới - anh 9
Vào ngày 15, người Campuchia tổ chức “bái nguyệt tiết” (lễ hội vái lạy trăng) truyền thống. Sáng sớm hôm ấy, người ta bắt đầu chuẩn bị lễ vật cúng nguyệt, gồm hoa tươi, súp sắn, gạo dẹt, nước mía.

Buổi tối, mọi người đặt đồ cúng vào khay, đem để trên một chiếc chiếu lớn và ngồi chờ trăng lên. Khi mặt trăng nhô lên đầu cành cây, mọi người thành tâm bái nguyệt, cầu xin ban phước. Sau đó, người già lấy gạo dẹt nhét vào miệng của trẻ con, nhét cho đến lúc không thể nào nhét vào được nữa mới thôi, để cầu viên mãn, điều tốt đẹp.

Myanmar

Khám phá tục lệ đón trung thu của các nước trên thế giới - anh 10

Ngày rằm trung thu ở Myanmar được gọi là "Lễ trăng tròn" hay "Tiết quang minh". Đêm rằm, nhà nhà đều thắp đèn lồng để thành phố sáng rực, ánh sáng chiếu rọi khắp mọi nơi. Mọi người cũng thường xem biểu diễn kịch, nhảy múa, xem phim và nhiều hoạt động vui chơi náo nhiệt khác trong đêm lễ hội này.

Sri Lanka

Khám phá tục lệ đón trung thu của các nước trên thế giới - anh 11
Không giống các quốc gia châu Á khác, Sri Lanka tổ chức "Tết trăng tròn" mỗi tháng một lần, với những lễ nghi thành kính nhất và ngày này cả nước đều được nghỉ. Người dân chuẩn bị những lễ vật tươi ngon và mang đến chùa để cầu nguyện. Sau khi nghe giảng đạo trong chùa, mọi người cùng ngồi lại thưởng thức bánh trái và ngắm mặt trăng cũng như nhảy múa, ca hát.

Iran

Khám phá tục lệ đón trung thu của các nước trên thế giới - anh 12
Tết Trung thu ở Iran là ngày theo lịch địa phương, tức ngày 16/7 dương lịch và kéo dài trong vòng 8 ngày, là ngày lễ lớn nhất trong năm sau lễ năm mới Nowruz. Vào Tết Trung thu, mọi người có thú vui thưởng thức các loại nông sản thu hoạch được.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.