Đối với các nước có thu nhập trung bình mới nổi, các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý di sản thế giới phải đối mặt với cả cơ hội lẫn thách thức chưa từng có từ sự chuyển đổi kinh tế. Hội nghị đã tìm hiểu tình hình hiện tại hướng đến năm 2030 để hiểu rõ hơn về sự đóng góp của các di sản thế giới tại Việt Nam và các nước láng giềng đối với sự nghiệp phát triển bền vững, với sự tham khảo cụ thể đối với ngành du lịch đang mở rộng nhanh chóng ở khu vực Đông Nam Á và sự tăng đầu tư ở khu vực tư nhân.
Đại diện UNESCO tại Việt Nam, ông Michael Croft, cũng nhấn mạnh sự cần thiết của quan hệ đối tác, và một thực tế rằng “Những người tham gia ở đây hôm nay đại diện cho các bên liên quan quan trọng trong lĩnh vực du lịch bền vững, trách nhiệm tập thể của chúng tôi là vạch ra những hướng tiếp cận thực tiễn đến các thách thức đang diễn ra ngay bên ngoài cánh cửa của hội trường này.”
Tham dự hội nghị bao gồm khoảng 100 chuyên gia quốc tế, các nhà hoạch định chính sách quốc gia, các nhà quản lý di sản, các học giả và đại diện của khu vực tư nhân cùng với các chuyên gia của UNESCO và IUCN đã triển khai một số phiên thảo luận, nêu bật các khuyến nghị về cách thực thi sự bảo vệ đối với di sản thế giới cũng như thúc đẩy sự gắn kết giữa Di sản thế giới và phát triển bền vững ở cả Việt Nam và khu vực. Đặc biệt, ở Việt Nam, các khuyến nghị sẽ là một phần của một bài thuyết trình tổng thể cho Chính phủ để kết hợp trong tiến trình lập kế hoạch quốc gia liên quan đến di sản văn hóa và tự nhiên trong thập kỷ tới.