Khánh Hoà: Tiếp tục thu hút đầu tư, hiện thực hoá khát vọng lớn

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Với tiềm năng rất lớn để phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội, nhất là phát triển dịch vụ, du lịch và kinh tế biển, Khánh Hòa đặt mục tiêu sẽ trở thành một trung tâm kinh tế biển lớn của cả nước.
Tỉnh Khánh Hoà đang từng bước hiện thực hoá khát vọng phát triển (Ảnh: Sở KH&ĐT)
Tỉnh Khánh Hoà đang từng bước hiện thực hoá khát vọng phát triển (Ảnh: Sở KH&ĐT)

Tiềm năng và lợi thế

Khánh Hòa là tỉnh ven biển, ở vị trí trung tâm của các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, có diện tích tự nhiên 5.199,6km2, có đường bờ biển dài 385 km và khoảng 200 đảo lớn nhỏ nằm rải rác trên biển, trong đó có quần đảo Trường Sa với vị trí rất quan trọng về an ninh, quốc phòng và kinh tế của cả nước. Là tỉnh có 3 vịnh biển đẹp là vịnh Nha Trang, Vân Phong và vịnh Cam Ranh, điều kiện lý tưởng không chỉ cho phát triển dịch vụ du lịch, mà cả đô thị biển và kinh tế biển của tỉnh.

Mới đây, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng vừa công bố bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022. Theo đó, Khánh Hoà xếp thứ 16/63 tỉnh, thành tăng 28 bậc so với năm 2021, lọt vào top 30 tỉnh, thành có chất lượng điều hành tốt nhất năm 2022.

Về đầu tư nước ngoài, tính lũy kế đến nay Khánh Hòa đã thu hút được 119 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 4,39 tỷ USD, đứng thứ 23/63 địa phương. Đây chính là sức hút các nhà đầu tư đến với tỉnh Khánh Hoà. Với tiềm năng rất lớn để phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội, nhất là phát triển dịch vụ, du lịch và kinh tế biển, Khánh Hòa đặt mục tiêu sẽ trở thành một trung tâm kinh tế biển lớn của cả nước.

Chính sách “cởi trói” để Khánh Hoà bay lên

Nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh để xây dựng và phát triển tỉnh Khánh Hòa, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 09-NQ/TW về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quốc hội ban hành Nghị quyết số 55/2022/QH15 ngày 16/6/2022 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa; Chính phủ ban hành Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 21/3/2022 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 28/01/2022 của Bộ Chính trị.

Cùng với đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 29/3/2023 về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, quy hoạch được xác định Khánh Hoà sẽ phát triển dựa trên 3 trụ cột, gồm: Trụ cột hàng đầu về du lịch thương mại, logistics và phát triển đô thị thông minh; trụ cột công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghệ thông tin và công nghệ cao, công nghiệp năng lượng, công nghiệp đại dương, hàng hải và dược liệu biển; trụ cột nuôi trồng chế biến, nông, thuỷ sản giá trị cao.

Để tạo không gian phát triển cho 3 trụ cột nêu trên, tỉnh Khánh Hoà đã sắp xếp không gian phân bố nguồn lực phát triển theo 3 vùng động lực gắn liền với 3 vịnh biển lớn. Cụ thể, đối với khu vực vịnh Vân Phong (Khu kinh tế Vân Phong) trở thành một trung tâm kinh tế biển hiện đại, địa bàn động lực phát triển của tỉnh Khánh Hòa nói riêng và khu vực Nam Trung Bộ nói chung.

Vùng động lực thành phố Nha Trang là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực; phát huy hiệu quả hơn nữa vai trò một cực tăng trường quan trọng, cửa ngõ hội nhập quốc tế của tỉnh Khánh Hòa.

Vùng động lực vịnh Cam Ranh là vùng trọng điểm về kinh tế, xã hội gắn với quốc phòng, an ninh; trong đó phát triển thành phố Cam Ranh là đô thị du lịch - logistics, huyện Cam Lâm trở thành đô thị sân bay hiện đại, sinh thái, đẳng cấp quốc tế.

Có thể khẳng định đây là các cơ sở pháp lý, là nền tảng định hướng để thực hiện xây dựng tỉnh Khánh Hoà phát triển nhanh và bền vững trong tương lai.

Hiện thực khát vọng phát triển

Theo ông Châu Ngô Anh Nhân, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Khánh Hoà, để đạt được những mục tiêu trên, cần phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế để phát triển tỉnh Khánh Hòa nhanh và bền vững với công nghiệp, cảng biển gắn với phát triển các khu đô thị ven biển, dịch vụ vận tải biển - hàng không, nuôi trồng, khai thác, chế biến hải sản có quy mô lớn là nền tảng; các ngành công nghiệp năng lượng, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp quốc phòng, dịch vụ logistics, kinh tế số là đột phá; du lịch là kinh tế mũi nhọn; bảo đảm phát triển bền vững, hài hòa và cân đối giữa các vùng, miền, nhất là giữa vùng đồng bằng và ven biển với vùng miền núi.

Thực hiện tốt các cơ chế, chính sách đầu tư, tài chính và phân cấp quản lý đặc thù để phát triển tỉnh Khánh Hòa nói chung và Khu kinh tế Vân Phong nói riêng nhằm thu hút, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực từ các thành phần kinh tế, hoàn thiện kết cấu hạ tầng.

Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy thực hiện chuyển đổi số, tăng trưởng xanh; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và năng lực hội nhập kinh tế quốc tế; tạo đột phá trong cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

“Tỉnh Khánh Hoà mong muốn được đồng hành cùng các doanh nghiệp, nhà đầu tư trên chặn đường xây dựng và phát triển tỉnh Khánh Hoà trở thành thành phố trực thuộc trung ương, là trung tâm kinh tế biển lớn của cả nước; thành công của các doanh nghiệp, nhà đầu tư cũng chính là thành công của tỉnh Khánh Hoà”, ông Châu Ngô Anh Nhân nói.

Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.
Đoàn kết xây dựng khu dân cư tự quản, văn minh, hạnh phúc
(Ngày Nay) - Tối 17/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng Đoàn công tác Trung ương đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, tỉnh Ninh Bình và đông đảo cán bộ, nhân dân Tổ dân phố 4, phường Đông Thành.
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Tỉnh Hưng Yên đang triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển, mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với nhiều hoạt động hỗ trợ và các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, nhằm mang lại quyền lợi thiết thực cho người dân.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
(Ngày Nay) - Ngày 16/11, trong cuộc thảo luận về tuyên bố chung trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), các nhà ngoại giao của nhóm đã gặp khó khăn trong việc thu hẹp bất đồng về nguồn tài chính để giải quyết biến đổi khí hậu và vấn đề đánh thuế nhóm siêu giàu.