Nghiên cứu của Đại học Hong Kong là một trong những nghiên cứu đầu tiên tìm hiểu chuyên sâu về việc liệu khẩu trang có thể ngăn chặn các mầm bệnh chứa virus gây ra dịch COVID-19 hay không.
Được dẫn dắt bởi giáo sư Yuen Kwok-yung, một trong những chuyên gia về COVID-19 hàng đầu thế giới, nhóm nghiên cứu đã ghép những con chuột hamster bị nhiễm bệnh sống gần những cá thể khỏe mạnh.
Khẩu trang phẫu thuật được đặt giữa hai lồng chuột với luồng không khí được thổ từ từ chuồng mắc bệnh sang chuồng khỏe mạnh.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy việc lây lan virus không qua tiếp xúc có thể giảm hơn 60% khi sử dụng khẩu trang.
Đáng chú ý, có tới 2/3 số chuột khỏe mạnh đã mắc bệnh trong vòng 1 tuần nếu không có khẩu trang.
Tỷ lệ lây nhiễm đã giảm xuống chỉ còn hơn 15% khi che khẩu trang vào lồng của những con mắc bệnh và khoảng 35% khi được đặt vào chuồng với những con chuột khỏe mạnh.
"Rõ ràng là tác dụng của việc sử dụng khẩu trang, đặc biệt là khi vật chủ có hoặc không triệu chứng, quan trọng hơn nhiều so với bất cứ điều gì khác", giáo sư Yuen cho biết. "Nó cũng giải thích tại sao việc áp dụng quy định đeo khẩu trang đại trà là quan trọng bởi hiện tại có mốt số lượng lớn bệnh nhân không có triệu chứng".
Yuen là một trong những nhà vi trùng học đã phát hiện ra virus SARS khi nó xuất hiện vào năm 2003 và đã giết chết khoảng 300 người ở Hong Kong.
Được trang bị kiến thức từ cuộc chiến đó, ông đã khuyên người dân Hong Kong đeo khẩu trang khi ra đường để tránh lây nhiễm bệnh.
Vào thời điểm đó, Tổ chức Y tế Thế giới và nhiều cơ quan y tế nước ngoài khác đã bác bỏ việc sử dụng khẩu trang rộng rãi trong cộng đồng, nói rằng thay vào đó họ nên đến gặp nhân viên y tế tuyến đầu để được tư vấn.
4 tháng sau khi phát hiện trường hợp mắc COVID-19 đầu tiên, Hong Kong đã kiểm soát được dịch bệnh này với chỉ hơn 1.000 ca nhiễm và 4 trường hợp tử vong.