Khi trẻ lớp Một bị quá tải – Bài 2: 'Không những khó học, mà còn khó dạy'

0:00 / 0:00
0:00

(Ngày Nay) - Năm học 2020 - 2021, học sinh lớp Một học sách giáo khoa mới. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt 5 bộ sách giáo khoa của 3 nhà xuất bản biên soạn. Tuy nhiên, sau gần nửa học kì, nhiều phụ huynh phải “than trời” vì cho rằng chương trình quá nặng, thiết kế bài học quá nhanh, khó hiểu, gây áp lực cho các cháu lớp Một, chỉ mới bắt đầu làm quen với việc học.

Không chỉ phụ huynh, học sinh mà cả giáo viên cũng gặp khó khăn với chương trình lớp Một mới. Ảnh: Ngọc Giàu
Không chỉ phụ huynh, học sinh mà cả giáo viên cũng gặp khó khăn với chương trình lớp Một mới. Ảnh: Ngọc Giàu

Giáo viên cũng than khó

Năm học 2020 – 2021, thay vì chỉ có một bộ sách, chương trình lớp Một mới cho phép các trường chọn lựa các bộ sách gồm: Chân trời sáng tạo, Cùng học để phát triển năng lực, Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục, Kết nối tri thức với cuộc sống. Chỉ trong một thời gian ngắn, chương trình lớp Một mới đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều.

Bắt đầu từ việc bộ sách Cánh Diều có quá nhiều bài học khó, ý nghĩa không phù hợp với trẻ lớp Một, dùng từ địa phương… Đến mức Bộ GD&ĐT phải cho phép sách Cánh Diều kèm thêm… bản đính chính. Các bộ sách giáo khoa khác có vẻ ổn định hơn, nhưng cũng khiến phụ huynh phải loay hoay vì các đề bài khó hiểu. Nhưng vấn đề không chỉ dừng ở từng bộ sách giáo khoa riêng lẻ, mà toàn bộ khung chương trình dành cho trẻ lớp Một được đánh giá là quá nặng.

Khi trẻ lớp Một bị quá tải – Bài 2: 'Không những khó học, mà còn khó dạy' ảnh 1

Bộ sách Cánh Diều khiến dư luận bức xúc vì những bài học không phù hợp với học sinh lớp Một

Khi báo chí phản ánh ý kiến của phụ huynh về vấn đề trên, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD&ĐT, ông Thái Văn Tài cho biết, vào đầu năm học, Bộ đã có các đoàn kiểm tra đến các trường tiểu học ở nhiều khu vực, nhưng không thấy có phản ánh nào.

Tuy nhiên, qua khảo sát với nhiều giáo viên tiểu học, đa phần đều xác nhận một thực tế là mình không dám “ý kiến quá nhiều” về các chương trình được áp dụng. Cô B.H., giáo viên một trường tiểu học tại quận Gò Vấp cho biết: “Nếu than khó, rất có thể bị đánh giá chuyên môn chưa cao, chưa biết nghiên cứu, học hỏi các phương pháp giảng dạy mới, nên các giáo viên dù thấy như thế nhưng cũng phải cố gắng nghiên cứu để dạy học sinh. Thường khi có các cán bộ đến dự giờ, lớp phải chuẩn bị thật kỹ, có khi phải diễn tập qua một lần, nên nhiều khi có đoàn kiểm tra cũng không thể ghi nhận được những tồn tại”.

Khi chúng tôi tìm hiểu về chương trình lớp Một hiện tại, nhiều giáo viên xin được giấu tên cho biết: “Nếu so với chương trình cũ, chương trình mới cho học sinh lớp Một nặng hơn rất nhiều”. Cô Nguyễn T.T.N., thâm niên 20 năm giảng dạy lớp Một cho biết: “Chương trình mới được thiết kế có 420 tiết học, so với chương trình cũ là 350 tiết, tăng thời lượng lý ra khối lượng kiến thức truyền đạt mỗi ngày cho các con phải giảm nhẹ hơn, nhưng lại tăng hơn nhiều so với chương trình cũ”.

Theo cô N., chương trình cũ học âm xong mới đến học vần, rồi ráp từ. Ráp từ xong mới tới câu ngắn, câu đơn giản. Nhưng chương trình mới học âm và vần lồng ghép, chỉ mấy bài đầu học sinh lớp Một đã phải ghép tiếng, ghép từ, đọc câu. Trung bình một tuần các cháu phải học thuộc, nhớ và viết được 10 âm.

Chương trình mới chưa được thực nghiệm trên diện rộng

Một giáo viên lớp Một khác cũng nhận định, chương trình cũ cũng được đánh giá là nặng và buộc phải giảm tải, thì chương trình mới năm học năm 2020 – 2021 lại còn nặng hơn nữa. “Đến giữa học kì là các cháu phải đọc một bài tập đọc khá dài, khoảng hơn 50 tiếng. Hết học kì I, thi Tiếng Việt thường là đọc thầm, hiểu ý nghĩa rồi từ đó làm các bài tập nhỏ dựa trên nội dung đã đọc. Có cháu lanh lẹ thì còn theo kịp, cháu nào không được học trước hoặc chậm thì giáo viên lẫn phụ huynh phải vất vả hơn rất nhiều”, giáo viên này cho biết thêm.

Trước đó, ghi nhận ý kiến phản ánh của giáo viên và phụ huynh, ngày 5/10, Bộ GD&ĐT gửi công văn đến các sở GD&ĐT, yêu cầu sở chỉ đạo các trường xây dựng kế hoạch giáo dục thực hiện chương trình lớp Một theo hướng phân bổ hợp lý về nội dung và thời lượng dạy học giữa các môn học, hoạt động giáo dục. Giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập ngay tại lớp học, không giao thêm bài tập về nhà cho học sinh.

Khi trẻ lớp Một bị quá tải – Bài 2: 'Không những khó học, mà còn khó dạy' ảnh 2

Một bài toán lớp Một khiến phụ huynh cũng phải "vắt óc" suy nghĩ

Tuy nhiên, vấn đề ở đây là việc Bộ GD&ĐT áp dụng đại trà chương trình mới mà chưa có sự thực nghiệm xác đáng. Để học sinh, phụ huynh lẫn giáo viên cho đến giữa năm học vẫn “bở hơi tai” vì “chạy đua” theo chương trình này.

Là một chuyên gia giáo dục có những phản biện mạnh mẽ về chương trình lớp Một mới, TS Vũ Thu Hương cũng nhận định rằng việc vội vàng áp dụng đại trà chương trình mới mà không thực nghiệm trên diện rộng rất dễ dẫn đến bất cập.

“Dù cho đã được thẩm định nghiêm ngặt, nhưng việc thực nghiệm sẽ giúp các chuyên gia điều chỉnh lại chương trình cho phù hợp. Vấn đề ở đây là các tác giả biên soạn sách tính toán tổng thể chương trình không quá nặng nhưng lại bố trí không hợp lý. Các cháu phải học dồn dập trong thời gian đầu khi chỉ mới làm quen với việc học, sau đó chương trình mới giảm nhẹ dần. Việc Bộ GD&ĐT quyết định áp dụng đại trà chương trình mới, với 5 bộ sách giáo khoa mà chưa thực nghiệm đã dẫn đến những bất cập như hiện tại. Tôi nghĩ Bộ GD&ĐT cần phải kịp thời giải quyết vấn đề này. Học sinh lớp 1 nếu bị quá tải sẽ dẫn đến các vấn đề như chán nản, sợ học,… mà năm học đầu đời lại vô cùng quan trọng với các con”, TS Vũ Thu Hương nêu ý kiến.

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.