Khoảng trống về an toàn của trẻ em gái

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Tiến sĩ Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) tâm sự rằng, những người đau đáu với công tác bảo vệ trẻ em gái như bà thường cảm thấy khá cô đơn. Bởi vẫn còn đó một bài toán hóc búa đang cản trở rất nhiều nỗ lực can thiệp, hỗ trợ những bé gái bị xâm hại. Phóng viên Ngày Nay đã có một cuộc trò chuyện với bà với về vấn đề này.
Tranh minh họa của Hanna Barczyk cho NPR. UNICEF.
Tranh minh họa của Hanna Barczyk cho NPR. UNICEF.

Bài toán về danh dự

Theo thống kê của Bộ LĐTB&XH, trong 2 năm từ tháng 6/2019 - tháng 6/2021, tại Việt Nam có 4.009 trẻ em bị xâm hại, trong đó 90% là trẻ em gái, tức hơn 3.600 em. Số lượng đối tượng xâm hại trẻ em là 4.400, trong đó 95% là nam giới. Theo bà, các số liệu này đã sát với thực tế hay chưa?

- Theo tôi con số 3.600 trẻ em gái bị xâm hại kém rất xa so với thực tế vì những lý do sau.

Một là nạn nhân chọn cách im lặng vì sợ ảnh hưởng đến danh dự của bản thân, hoặc sợ bị cộng đồng đổ lỗi ngược lại cho mình. Và việc nhiều người xúm vào trách móc, bỉ bôi những trẻ em gái bị xâm hại không phải là hiếm khi xảy ra.

Hai là phụ huynh của nạn nhân không dám tố cáo vì sợ mang tiếng. Họ coi việc con gái mình bị xâm hại là một nỗi xấu hổ, tủi nhục của gia đình, sợ những lời đàm tiếu có thể ảnh hưởng xấu tới tương lai đứa trẻ. Ngoài ra, nhiều gia đình do thiếu hiểu biết nên không biết phải kêu cứu với ai, thậm chí không biết hành vi xâm hại có trái pháp luật không nên cứ âm thầm chịu đựng.

Khoảng trống về an toàn của trẻ em gái ảnh 1

Tiến sĩ Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS).

Lý do thứ ba đến từ trách nhiệm của chính quyền. Xâm hại trẻ em gái là vấn đề nhiều địa phương rất ngại báo cáo hay thống kê. Họ sợ những vụ việc đó sẽ làm mất danh hiệu thôn, xã, phường… văn hóa mà họ đang thi đua, nên không nhiệt tình xử lý đến cùng mà khuyến khích các bên tự hòa giải với nhau, “việc lớn hóa nhỏ, việc nhỏ hóa không”. Theo tôi, đây là điều không thể chấp nhận được, bởi đó là hành động dung túng, thỏa hiệp với tội ác. Hòa giải là cách giải quyết được khuyến khích cho vi phạm dân sự, chứ không phải cho vi phạm có dấu hiệu hình sự như xâm hại trẻ em gái.

Con số 4.400 đối tượng xâm hại trẻ em tất nhiên còn ít hơn thực tế khá nhiều, nhưng lại nhiều hơn số trẻ em bị xâm hại. Điều đó chứng tỏ đã có không ít những vụ nhiều đối tượng cùng xâm hại một trẻ em xảy ra. Theo những gì tôi biết, năm nào số thủ phạm cũng nhiều hơn số nạn nhân.

Có vẻ như bài toán về danh dự là lý do lớn nhất khiến nhiều tội ác vẫn đang bị che giấu?

- Đúng vậy. Khi đối mặt với bài toán danh dự, cả nạn nhân, người thân của họ và chính quyền địa phương đều chọn im lặng là lời giải cuối cùng. Điều đó khiến số vụ xâm hại trẻ em gái cứ tăng dần qua các năm. Trong khi đó, sự im lặng sẽ đẩy nạn nhân vào tâm lý tự đổ lỗi cho bản thân: tại mình ngây ngô, dại dột, thiếu hiểu biết nên mới bị xâm hại… Nếu ở trong trạng thái đau khổ, dằn vặt quá lâu, nạn nhân có thể bị tự kỷ, trầm cảm, thậm chí là tìm cách tự tử. Nếu danh dự có thể phá hủy cuộc đời một đứa trẻ như vậy, thì nó không khác gì một liều thuốc độc.

Phải thay đổi nhận thức của cộng đồng

Hiện nay, biện pháp hỗ trợ phổ biến nhất mà những bé gái bị xâm hại có thể tìm đến là gọi điện cho Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111. Theo thống kê năm 2021, tổng đài đã can thiệp được 1.000/1.194 vụ xâm hại trẻ em. Theo bà, chỉ một đường dây nóng liệu có đủ để bảo vệ trẻ em gái khỏi bị xâm hại?

Khoảng trống về an toàn của trẻ em gái ảnh 2

Theo thống kê của Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111 năm 2021, tổng đài đã can thiệp được 1.000/1.194 vụ xâm hại trẻ em.

- Tất nhiên là không đủ rồi. Đầu tiên, không phải ai cũng biết tới Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em. Thứ hai, các nạn nhân khi gọi tới tổng đài thường có tâm lý hoảng loạn hoặc sợ cung cấp thông tin cho người lạ, nên nhiều khi nhân viên không thể nắm được các thông tin cần thiết để hỗ trợ, can thiệp. Ngoài ra, không phải địa phương nào cũng hợp tác với tổng đài vì sợ ảnh hưởng đến bộ mặt và thành tích của mình, như tôi đã nói ở trên. Nhiều trường hợp chính quyền đã nhận được thông tin tố cáo từ nhân viên tổng đài, nhưng không muốn can thiệp hoặc chỉ giải quyết qua loa. Có thể thấy, bài toán về danh dự lại là thứ cản trở việc thực thi công lý.

Chúng ta vẫn nên dành lời khen ngợi cho những nỗ lực của Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em. Nhưng rất khó để đòi hỏi họ phải làm nhiều hơn. Vì bảo vệ trẻ em không phải là trách nhiệm của mỗi họ. Đó còn là nhiệm vụ của các Ủy bản nhân dân, các tổ chức như Hội liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên... ở địa phương. Không có sự đồng hành của họ, những nỗ lực của tổng đài sẽ chỉ như muối bỏ bể. Nếu tôi nhớ không nhầm, hiện nay trung bình cứ 2 xã/phường thì mới có 1 cán bộ làm công tác bảo vệ trẻ em. Như vậy là quá ít. Chưa kể tới việc đa số họ đều không được đào tạo bài bản, mức thù lao nhận được cũng không đáng kể, nên thiếu năng lực và động lực để làm tốt công việc của mình.

Báo chí và mạng xã hội luôn là công cụ rất quan trọng trong việc thay đổi nhận thức của cộng đồng về xâm hại trẻ em gái. Nhưng dường như đa số thông tin hiện nay đều thích tập trung vào những sự việc cụ thể (một bé gái bị xâm hại tình dục; một đối tượng có hành vi dâm ô với trẻ em bị bắt giữ...) hơn là nêu ra những vấn đề có tính hệ thống. Theo bà, có cần phải thay đổi thói quen này không?

- Tôi nghĩ việc thay đổi là rất cần thiết. Đưa tin theo tình huống chỉ thu hút được sự chú ý của công chúng trong thời gian ngắn, chứ không giúp họ hiểu được gốc rễ của vấn đề xâm hại trẻ em. Thời buổi này, mỗi ngày độc giả có thể tiếp xúc với hàng chục, thậm chí hàng trăm tin tức, nên những tin cụ thể sẽ không thể đọng lại trong đầu họ quá lâu. Theo tôi, người đọc đang cần những phân tích sâu về nguyên nhân khiến số vụ xâm hại trẻ em đang không ngừng tăng. Tôi rất hy vọng những bài báo như vậy sẽ xuất hiện càng nhiều càng tốt. Độc giả phải hiểu rõ căn cốt của vấn đề thì mới có cơ sở để lên tiếng và hành động, nhằm hướng tới một kết quả lâu dài và bền vững hơn.

Khoảng trống về an toàn của trẻ em gái ảnh 3

Bên cạnh đó, để báo chí có thể phân tích những vấn đề mang tính hệ thống, sự giúp đỡ về số liệu, thông tin của những cơ quan làm điều tra xã hội học như ISDS là rất quan trọng. Nhưng nói thật là rất khó để thực hiện được những cuộc điều tra ấy. Không địa phương nào muốn cung cấp thông tin hay tạo điều kiện cho chúng tôi tìm hiểu về những vấn đề có thể gây bất lợi cho họ. Số nạn nhân đồng ý hợp tác để chia sẻ về những trải nghiệm tồi tệ trong quá khứ cũng ít vô cùng. Vẫn là câu chuyện cũ: quan trọng là chính quyền và các cơ quan chức năng có muốn đồng hành không, nạn nhân cũng như gia đình có dám cởi mở không.

Nạn nhân và gia đình cần thay đổi quan niệm để cởi mở hơn, báo chí và mạng xã hội cần có những thông tin phân tích chuyên sâu hơn, chính quyền và cơ quan chức năng cần đầu tư nhiều hơn vào công tác bảo vệ trẻ em. Như vậy là đủ để giải bài toán danh dự chưa, thưa bà?

- Thực ra, giải được bài toán danh dự là vẫn chưa đủ để ngăn chặn tình trạng xâm hại trẻ em. Muốn làm được điều này, bảo đảm sự an toàn cho trẻ em mới là điều quan trọng nhất. Việc ngày càng nhiều trẻ em gái bị xâm hại chỉ là một lỗ hổng nhỏ trong khoảng trống về an toàn của trẻ em hiện nay ở Việt Nam. Tôi cho rằng, nhiều địa phương chưa coi trọng việc này bởi đang ưu tiên phát triển kinh tế hơn. Ngay cả trong nhiều gia đình cũng vậy, cha mẹ quan tâm đến việc kiếm tiền để con mình ăn ngon, mặc đẹp, học trường tốt hơn là bảo đảm an toàn cho con. Nếu trẻ không được an toàn thì tất cả những lợi ích trên đâu còn có nghĩa lý gì nữa?

Mỗi năm, hàng ngàn trẻ em bị xâm hại thì hàng triệu trẻ em khác đang phải lo lắng cho sự an toàn của mình. Vì vậy, xây dựng một môi trường an toàn để trẻ em phát triển mới là bài toán lớn nhất của chúng ta.

Xin cảm ơn về bà về cuộc trò chuyện!

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.