Khởi tố cựu thành viên Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần TIE

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày 11/3, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Hoàng Minh Trí (cựu thành viên Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần TIE) về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí".
Khởi tố cựu thành viên Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần TIE

Ngoài ra, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an cũng tống đạt quyết định khởi tố bị can và lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bà Phạm Thúy Oanh (Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần TIE) về cùng tội danh trên.

Diễn biến này là tiến trình mở rộng điều tra vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” theo điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) xảy ra tại Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn (CNS) - 100% vốn nhà nước, trực thuộc UBND Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an xác định tại Tổng Công ty CNS xảy ra 1 số sai phạm trong hoạt động thoái vốn tại Công ty cổ phần Điện tử Sài Gòn - Sagel và tại Công ty cổ phần TIE.

Sau quá trình điều tra, Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố đối với Chu Tiến Dũng (cựu Tổng Giám đốc CNS), Đỗ Văn Ngà (Kế toán trưởng kiêm Trưởng phòng Tài chính - Kế toán CNS), Nguyễn Hoàng Anh (Chủ tịch Hội đồng Thành viên CNS), Lê Viết Ba (Phó trưởng Phòng kế toán CNS) về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí".

Trước đó, năm 2019, Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ ra nhiều vi phạm về tài chính, hoạt động thoái vốn, đầu tư xảy ra tại CNS trong giai đoạn 2015 - 2018, sau đó, chuyển toàn bộ hồ sơ cho Bộ Công an để điều tra làm rõ các dấu hiệu sai phạm, gây thất thoát lớn tài sản nhà nước tại CNS.

UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc với Đảng bộ, chính quyền huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.
Vai trò to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong hoạt động Quốc hội ​
(Ngày Nay) -Gần 60 năm làm việc và cống hiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại nhiều di sản có giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trân trọng những công lao to lớn trong quá trình xây dựng và đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, đồng chí Nguyễn Phú Trọng không chỉ là người chiến sĩ cộng sản kiên trung, mà còn là hạt nhân trong vai trò lãnh đạo, góp phần xây dựng, khẳng định uy tín của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.