Không uống bia rượu, thanh niên 27 tuổi vẫn say xỉn, hỏng gan

Vừa qua, các nhà khoa học đã tìm ra "kẻ giấu mặt" đằng sau căn bệnh gan nhiễm mỡ từ trường hợp một thanh niên nhập viện dù không uống bia rượu.
Dù không uống rượu, nam thanh niên vẫn nhập viện vì say rượu nặng
Dù không uống rượu, nam thanh niên vẫn nhập viện vì say rượu nặng

Theo báo cáo khoa học đến từ các chuyên gia Trung Quốc và Mỹ, gần đây họ đã tìm ra một loại vi khuẩn có tên là Klebsiella pneumoniae còn được biết tới với cái tên "kẻ nấu rượu lậu" trong cơ thể của bệnh nhân mắc gan nhiễm mỡ dù họ không uống rượu.

Quá trình nghiên cứu bắt đầu khi có trường hợp một nam thanh niên 27 tuổi nhập viện trong tình trạng xay xỉn quá mức, sau khi tham gia một buổi tiệc ăn uống no nê tinh bột và đường. Đáng nói, người thanh niên này lại không đụng tới 1 giọt rượu nào.

GS-TS Jing Yuan, nhà vi trùng học tại Viện Nhi Khoa Thủ đô (Bắc Kinh, Trung Quốc), người chịu trách nhiệm chính trong nghiên cứu cho biết sau khi kiểm tra họ đã phát hiện ra "kẻ giấu mặt" trong ruột của nam bệnh nhân chính là vi khuẩn Klebsiella pneumoniae.

Giống như một kẻ nấu rượu lậu, loại vi khuẩn này đã lén lút nấu các thức ăn bột, đường thành rượu ngay trong cơ thể. Kết quả là sau bữa ăn, bệnh nhân đã bị say bởi một lượng rượu tương đương với 15 chén rượu whisky độ cồn 40%.

Đây là một phát hiện quan trọng bởi từ lâu, loại vi khuẩn này được biết đến nhưng bị coi là vô hại khi tồn tại trong ruột. Không chỉ dừng lại ở Trung Quốc, các nhà khoa học ở Đại học Duke (Bắc Carolina, Mỹ) đã thí nghiệm chuột khi cho ăn vi khuẩn Klebsiella pneumoniae và bị cho uống rượu thì có độ tổn thương gan như nhau sau một thời gian. Kết quả cũng tương tự khi thử mẫu nước tiểu ở người.

Từ đó cho thấy, vi khuẩn Klebsiella pneumoniae sẽ "nấu rượu" với nguyên liệu là thức ăn thuộc nhóm tinh bột - đường. Nên nếu bệnh nhân càng ăn nhiều những món này, lượng rượu được sản xuất ra càng nhiều, tích tụ chất béo trong gan và gây tổn thương gan cho dù trước đó họ chưa từng sử dụng tới bia rượu.

Không uống bia rượu, thanh niên 27 tuổi vẫn say xỉn, hỏng gan ảnh 1

Loại vi khuẩn này sẽ sử dụng tinh bột và đường trong ruột và "nấu" thành rượu

Nếu phát hiện bệnh gan nhiễm mỡ trong giai đoạn đầu và nguyên nhân của bệnh, bệnh nhân vẫn có thể điều trị kịp thời và ngăn ngừa tổn thương cho gan. Hiện tại, tình trạng say xỉn dù không uống rượu có thể được điều trị bằng dùng kháng sinh để tiêu diệt bớt vi khuẩn, cộng với thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt theo hướng lành mạnh hơn.

Theo Heathline
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).
Tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh: THX/TTXVN
WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ thứ hai
(Ngày Nay) - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố việc cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine LC16m8 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vaccine kịp thời tại các cộng đồng đang bùng phát dịch đậu mùa khỉ.