Kịch nói qua lăng kính tinh gọn, hiện đại

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trong ngày thi 14/06, sự xuất hiện của Điệp Team (Cty cổ phần Việt Nữ) và vở diễn Hồn Trương Ba da hàng thịt đã mang đến những điểm mới lạ, hòa vào bầu không khí sôi động tại Liên hoan Kịch nói Toàn quốc 2024.
Kịch nói qua lăng kính tinh gọn, hiện đại

Lựa chọn vở diễn kinh điển

Hồn Trương Ba, da hàng thịt là kịch bản nổi tiếng nhất của Lưu Quang Vũ. Trong nhiều thập kỷ, vở kịch được giới chuyên môn nhận định tạo ra những phản biện xã hội mạnh mẽ và phản tư nhân văn. Trong năm 2024, đạo diễn Nhật Bản Sugiyama, nhà sản xuất Nguyễn Hoàng Điệp và các nghệ sĩ, diễn viên sân khấu kịch Việt Nam như Xuân Tùng, Chiều Xuân, Hương Thuỷ, Hoàng Tùng, Mai Huê, Trường Khang… đã tạo ra một hiện tượng Hồn Trương Ba, da hàng thịt phiên bản hiện đại, nơi ngôn ngữ sân khấu kinh điển của Tây phương hoà trộn cùng tinh thần Á Đông đặc sắc.

Phiên bản mới giữ trọn vẹn câu chuyện cổ tích về linh hồn và thể xác lạc mất nhau do sự cẩu thả của các vị thần. Nhưng tích truyện được đặt trong bối cảnh xã hội Việt Nam đương đại phát triển và thay đổi chóng mặt đến mức con người lãng quên nhau và lãng quên chính bản thể của mình. Lưu Quang Vũ đã viết một vở kịch vừa bi vừa hài, bắt đầu bằng cái chết và đó là cơ hội tuyệt vời để tất cả cùng suy tư về sự sống.

Chia sẻ cảm xúc sau buổi diễn, nghệ sĩ Trường Khang cho biết cảm xúc của cả đoàn sau khi hoàn thành vở diễn là hạnh phúc vì đã nỗ lực hết mình. Là một diễn viên trẻ mới tham gia hoạt động sân khấu, Trường Khang bày tỏ niềm vui khi được làm việc trong một tập thể nhiều nghệ sĩ tài năng, chuyên nghiệp. Anh cũng cho biết không bị tâm lý choáng ngợp khi dự thi với một vở kinh điển, được mệnh danh là “tường thành” của sân khấu kịch nói.

Kịch nói qua lăng kính tinh gọn, hiện đại ảnh 1

Nghệ sĩ trẻ Trường Khang (giữa) trong vai Cả - con trai Trương Ba.

“Dù vậy buổi diễn thi lần này vẫn là một thử thách không nhỏ đối với tôi khi phải diễn trong một sân khấu lớn, sức chứa lên tới 1200 chỗ ngồi. Những sân khấu khác trong lòng Hà Nội tôi từng trải nghiệm chỉ tính từ 500 ghế chỗ trở xuống. Cùng vì là liên hoan nên khán giả ra vào cửa tự do, đôi lúc trong khán phòng vang lên tiếng trẻ em khóc, tiếng điện thoại reo… khá phân tán. Tôi đã cố gắng đạt đến sự tập trung cao độ hơn để tránh thoát vai”, Trường Khang bày tỏ.

Có mặt trên khán đài theo dõi sự trở lại của Hồn Trương Ba da hàng thịt sau nhiều thập kỷ, cũng như nhiều khán giả khác, GS. Nguyễn Anh Trí, Nguyên Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu TW bày tỏ sự thích thú và hài lòng khi có thể đến xem vở diễn. Ông nhận xét đây là một phiên bản độc đáo và hay, được dàn dựng và trình diễn bởi các nghệ sĩ chuyên nghiệp, đặc biệt trong đó có NSUT Chiều Xuân.

“Tôi đến sát giờ mở màn nên rạp chỉ còn chỗ trên cao và phía sau. Nhưng thế cũng rất vui vì nhiều người đến xem vở kịch. Tôi cho rằng chị Chiều Xuân và đoàn đã thành công với vở diễn tuyệt vời”, GS. Nguyễn Anh Trí.

Mô hình đoàn kịch tư nhân nhỏ

Là nhân tố lạ nhưng không mới với liên hoan kịch nói toàn quốc qua các năm, trong mùa giải năm 2024, đạo diễn người Nhật Sugiyama đã lựa chọn Điệp Team và thử thách đem lại màu sắc mới cho vở diễn Hồn Trương Ba da hàng thịt.

Trả lời phỏng vấn Ngày Nay, đạo diễn Sugiyama cho biết thách thức lớn nhất đối với anh trong liên hoan này là việc thu xếp lịch diễn tập cho các nghệ sĩ. Việc này không dễ vì các diễn viên đều đến từ các nhà hát lớn khác nhau, phải hoàn thành những công tác của họ.

“Với những nhà hát quốc lập, để hoàn chỉnh một vở kịch như Hồn Trương Ba da hàng thịt cần 2 tháng tập luyện. Tuy nhiên chúng tôi mất đến 4 tháng. Ekip các nhà hát đầy đủ lực lượng từ ánh sáng, phục trang… nhưng chúng tôi không có điều kiện như vậy. Trong liên hoan lần này, các diễn viên của Điệp Team ngoài việc diễn phải làm thêm một số công tác hậu cần khác”, đạo diễn Sugiyama.

Được hỏi về việc mô hình một đoàn kịch nhỏ, tinh gọn có thể tạo hiệu ứng thế nào đến các vở diễn cũng như sân khấu kịch Việt Nam hiện tại, đạo diễn Sugiyama lý giải việc diễn viên đến từ một nhà hát quốc lập tuy có cá tính, màu sắc khác nhau nhưng họ vẫn chia sẻ một điểm chung do yếu tố văn hóa của nhà hát đó.

Tuy nhiên một vở kịch quy tụ diễn viên đến từ nhiều nhà hát khác nhau sẽ đặt ra thử thách của kết nối, hài hòa giữa các cá nhân. Việc này đôi lúc tạo ra xung đột nhưng mặt tích cực là thúc đẩy sự đa dạng, sáng tạo cho vở diễn.

Kịch nói qua lăng kính tinh gọn, hiện đại ảnh 2

NSUT Chiều Xuân và Xuân Tùng trong vai Vợ Trương Ba và Ông hàng thịt.

Việc diễn trong một đoàn kịch tư nhân nhỏ cũng giúp mỗi diễn viên được kích thích tính chủ động. Họ có cơ hội được tham gia vào nhiều công việc, có cái nhìn bao quát hơn.

Vì không phải một đoàn lớn trực thuộc nhà hát nên các đoàn tư nhân nhỏ có thể dễ dàng, linh hoạt xoay chuyển. Một khi có ý tưởng mới thì đoàn có thể dễ dàng thực hiện được ngay. Trong khi với các nhà hát thì việc thay đổi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, cần nhiều thời gian để thông qua và có thể không được hiện thực hóa.

Về khía cạnh hỗ trợ cho sự phát triển của nền sân khấu Việt Nam, đạo diễn Sugiyama cho để thực hiện cách tân, sáng tạo không chỉ là giữ đúng truyền thống. Các nhà hát lớn có thể cách tân nhưng không phải lúc nào cũng làm được. Còn việc cách tân sáng tạo có thể thực hiện dễ dàng với một đoàn kịch tư nhân nhỏ nếu họ không lo sợ thất bại trong thể nghiệm cái mới. Từ đó, họ có thể đề xuất cho khán giả những góc nhìn mang giá trị hiện đại và động viên các đoàn kịch khác thử thách với cái mới.

Chia sẻ góc nhìn với đạo diễn Sugiyama, NSUT Chiều Xuân cho biết việc một đoàn kịch được thành lập bằng sự tự nguyện tham gia của các nghệ sĩ khi họ sẵn sàng dành thời gian quý báu còn xót lại trong ngày sau những công tác khác, đó là điều vô cùng thuận lợi.

Từ suy nghĩ cá nhân, NSUT Chiều Xuân cho rằng một mô hình tinh gọn, hiện đại sẽ là xu hướng và bước đi phù hợp cho tương lai. Bởi làm sân khấu càng ngày càng khó hơn, nhà nước cũng sẽ không bao cấp mãi các đoàn kịch.

“Sự xuất hiện của Điệp Team chúng tôi là bằng chứng rõ ràng cho việc cần phải làm sân khấu một cách khác đi, khoa học hơn, say mê hơn. Với những nguồn lực xã hội ít ỏi, có thể nói chúng tôi đã làm được và không nản chí, dám lựa chọn vở kịch thách thức nhất của Lưu Quang Vũ. Tôi tin những người khác, đoàn kịch khác cũng sẽ không nản chí như chúng tôi, họ sẽ làm được”, NSUT Chiều Xuân kỳ vọng.

Nơi công nhân thi công cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 Tây Sơn phát hiện tiểu quách, bên trong chứa hài cốt.
Làm thủ tục an táng 354 hài cốt phát hiện ở phố Tây Sơn, Hà Nội
(Ngày Nay) - Ngày 26/11, liên quan đến việc phát hiện hài cốt ở phố Tây Sơn (Hà Nội), Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa Hà Anh Tuấn cho biết, tháng 10/2024, khi UBND phường Quang Trung thực hiện dự án cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn, đơn vị thi công đã phát hiện 354 tiểu sành.
Tiểu thuyết Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín ấn hành năm 2023 của nhà văn Nguyễn Một nhận giải ASEAN 2024
Nhà văn Nguyễn Một: Tôi tin mỗi tác phẩm cũng như đời người đều có số phận!
(Ngày Nay) - Ngày 25/11 tại Bangkok (Thái Lan), giải thưởng Văn học ASEAN đã được trao cho nhà văn Nguyễn Một và nhà văn Nguyễn Bình Phương. Nhà văn Nguyễn Một nhận giải cho tiểu thuyết Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín ấn hành năm 2023 và Nguyễn Bình Phương với tiểu thuyết Một ví dụ xoàng ấn hành năm 2022.
EU khiếu nại lên WTO việc Trung Quốc áp thuế rượu mạnh
EU khiếu nại lên WTO việc Trung Quốc áp thuế rượu mạnh
(Ngày Nay) - Ngày 25/11, Liên minh châu Âu (EU) chính thức khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), phản đối động thái của Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá đối với rượu mạnh nhập khẩu từ khối 27 nước thành viên này.
"Kết nối năm châu" tại lễ hội Văn hóa Ẩm thực Hà Nội 2024
"Kết nối năm châu" tại lễ hội Văn hóa Ẩm thực Hà Nội 2024
(Ngày Nay) -  Lễ hội Văn hóa Ẩm thực Hà Nội 2024, do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức, sẽ diễn ra từ ngày 29/11 đến 1/12 tại Công viên Thống Nhất. Với chủ đề "Hà Nội kết nối năm châu," sự kiện quy tụ các hoạt động đặc sắc, tạo không gian giao lưu văn hóa và ẩm thực quốc tế.