KienlongBank: Bật đà tăng trưởng sau bước chuyển mình chiến lược

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Được khai sinh tại mảnh đất Kiên Giang, từ một trụ sở khiêm tốn với 10 CBNV những ngày đầu thành lập, KienlongBank đã đi qua những giai đoạn thăng trầm của nền kinh tế bằng chiến lược đúng đắn, bằng tầm nhìn sáng suốt, bằng lớp lớp người Kiên Long Bền chí – Vững tâm – Đồng lòng và đặc biệt là được nuôi dưỡng bởi chính sự tin yêu của những khách hàng.
KienlongBank: Bật đà tăng trưởng sau bước chuyển mình chiến lược

Bền bỉ chinh phục và vượt qua mọi khó khăn, ngày hôm nay, KienlongBank tự hào góp mặt tại khắp mọi miền tổ quốc với 134 Chi nhánh/Phòng giao dịch cùng gần 5.000 Cán bộ nhân viên, Cộng tác viên (CBNV, CTV). Không khó để có thể bắt gặp những hình ảnh về thương hiệu, con người Kiên Long gắn liền với cuộc sống đời thường của mỗi người dân, những người luôn coi KienlongBank là “khởi đầu” vì những bước ngoặt lớn của họ đều có sự đồng hành, chia sẻ của Ngân hàng.

Năm 2021, sau 26 năm hình thành và phát triển, KienlongBank chính thức bước vào kỷ nguyên số hoá. Đây là bước ngoặt đánh dấu sự lớn mạnh của Ngân hàng, chuyển mình theo hướng số hoá toàn diện, bắt nhịp với công nghệ tài chính 4.0 toàn cầu. Với sự thay đổi về Nhân sự cấp cao trong giai đoạn này nhằm đáp ứng các mục tiêu của Ngân hàng, KienlongBank đã bước vào một kỷ nguyên mới.

Chuyển đổi Số được Ngân hàng xác định là mục tiêu phát triển trong giai đoạn mới. Và với sự chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng, đây được xem như một cột mốc đánh dấu chặng khởi động cho lộ trình chuyển đổi số với những đột phá công nghệ được KienlongBank đầu tư, liên kết cùng các đối tác để phát triển nhằm hiện thực hoá 06 mục tiêu chiến lược trong đó trọng tâm là Khách hàng.

KienlongBank: Bật đà tăng trưởng sau bước chuyển mình chiến lược ảnh 1

06 mục tiêu chiến lược của KienlongBank giai đoạn chuyển mình số hoá.

Năm 2021 đánh dấu bước chuyển mình trong chiến lược thay đổi toàn diện, KienlongBank đã “khoác” lên diện mạo một ngân hàng tuổi 26 nhiệt huyết - vẫn mang dáng nét của một KienlongBank sẵn lòng chia sẻ nhưng đầy trẻ trung, hiện đại sẵn sàng vươn mình ra “biển lớn". Sự thay đổi về nhận diện thương hiệu, kiến tạo nên một KienlongBank mới mẻ, dễ dàng thích ứng với “khẩu vị" của nhóm Khách hàng trẻ trong kỷ nguyên công nghệ và số hoá.

Song song với đó, chiến lược dài hạn, bền bỉ trong đầu tư nghiên cứu và đột phá, đổi mới sáng tạo trong phương thức kinh doanh gắn liền với các Sản phẩm - Dịch vụ hoàn toàn mới đã trợ lực giúp KienlongBank bứt tốc trên đường đua chuyển đổi số với phương châm mang đến trải nghiệm "cá nhân hóa hoàn hảo" cho người dùng cuối, hướng tới gia tăng giá trị cho Khách hàng.

So với mô hình hoạt động trước đó, hướng đi mới này có phần khá táo bạo của một ngân hàng có quy mô vừa và nhỏ. Tuy nhiên, với xuất phát điểm ở thời điểm đó, trong bối cảnh cuộc đua số hóa đang diễn ra ngày một mạnh mẽ, KienlongBank đã sớm nhìn nhận công nghệ sẽ là chất xúc tác mang lại vị thế cạnh tranh, tạo ra cơ hội đột phá trong tương lai. Nhờ công nghệ, KienlongBank có nhiều cơ hội tiếp cận và gia tăng trải nghiệm của Khách hàng bằng cách tối ưu trong việc phân tích hành vi; tiếp cận đa kênh (Omni channel); đưa chữ ký số vào ứng dụng thực tế; eKYC; Open Banking API hay công nghệ điện toán đám mây… thông qua các sản phẩm, dịch vụ Số.

Với KienlongBank, công nghệ không hoàn toàn là đích đến cuối cùng và Ngân hàng cũng không thỏa hiệp với việc chạy đua công nghệ một cách đơn thuần. Công nghệ chỉ đóng vai trò như một bộ công cụ hữu ích trong tổng thể chiến lược chung của Ngân hàng. Cùng với việc đặt Khách hàng là trọng tâm, công nghệ sẽ giúp trợ lực cho KienlongBank trong việc xây dựng và gia tăng các trải nghiệm ngân hàng làm hài lòng mọi Khách hàng, gia tăng giá trị và lợi ích cho cổ đông, nhà đầu tư.

Nâng cao năng lực, tăng trưởng đột phá

Chính thức bước vào kỷ nguyên số hoá, với lợi thế về công nghệ cùng những tầm nhìn dài hạn, ngay từ những ngày đầu, KienlongBank đã tạo sự khác biệt bằng một hệ sinh thái số ưu việt so với các sản phẩm dịch vụ hiện có.

Lấy công nghệ làm chủ đạo trên nền tảng tối ưu hoá nhu cầu Khách hàng, chiếm ưu thế nổi bật so với thị trường thông qua việc tăng cường liên kết, hợp tác với những đối tác chiến lược lớn, KienlongBank đặt mục tiêu tới năm 2025 sẽ trở thành "Ngân hàng Số" toàn diện hàng đầu tại Việt Nam. Trong chiến lược đổi mới đó, KienlongBank chuyển đổi số trên nền tảng của một ngân hàng có bề dày kinh nghiệm, hướng đến sứ mệnh của một nhà tiên phong số hóa, và một trong những mục tiêu quan trọng là số hóa nông thôn theo định hướng của Chính phủ.

Việc nâng cấp ứng dụng Mobile Banking cũ, thay thế bằng siêu ứng dụng KienlongBank Plus là khởi đầu cho hành trình dịch chuyển đầy chiến lược này. Đúng với thời điểm Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt với tính năng quét/thanh toán QR Code trên KienlongBank Plus đã giúp người dân, Khách hàng dần quen và ứng dụng thường xuyên hơn trong cuộc sống thường nhật, gia tăng tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt so với giai đoạn trước.

Một năm sau hành trình mở màn đầy ấn tượng, ứng dụng KienlongBank Plus được vinh danh ở hạng mục “Sản phẩm, Dịch vụ, Giải pháp Chuyển đổi Số tiêu biểu" tại Lễ trao giải thưởng “Chuyển đổi số Việt Nam - Vietnam Digital Awards 2022”.

Tại cột mốc chuyển mình năm 2021, bằng chiến lược và tầm nhìn dài hạn của Ban Lãnh đạo Ngân hàng, KienlongBank đã xây dựng lộ trình cho một “ngân hàng mở" để kỷ nguyên thanh toán, quản lý tài chính cá nhân - cửa hàng, doanh nghiệp và đối tác đạt những bước tiến “vượt chính ngoài mong đợi” của Ngân hàng. Ngày hôm nay, các tiện ích được tích hợp đa dạng trên KienlongBank Plus với KienlongBank Pay - Giải pháp thanh toán cho doanh nghiệp và bộ giải pháp Quản lý tài chính cửa hàng - MyShop & Paybox dành riêng cho các chủ cửa hàng bán lẻ, các tính năng thanh toán, đầu tư sinh lời thông minh… ghi dấu ấn với nhiều giải thưởng danh giá.

Bước ngoặt mang tính lịch sử của KienlongBank còn được đánh dấu với mô hình hoạt động lần đầu tiên được đưa ra: “Ngân hàng không ngủ”, mang đến cho Khách hàng những trải nghiệm dịch vụ tài chính cao cấp 5 sao. Digital Branch - Phòng giao dịch All-in-One đậm dấu ấn công nghệ bao gồm: Máy giao dịch tự động thế hệ mới (STM) với phần mềm UniCAT đạt tiêu chuẩn EMVCO L2 duy nhất tại Việt Nam. Đây cũng chính là sản phẩm KienlongBank ghi dấu ấn mạnh mẽ tại “Ngày hội chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2022" được Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đánh giá cao sự thay đổi ngoạn mục của một Ngân hàng “nỗ lực bứt phá vươn lên".

KienlongBank: Bật đà tăng trưởng sau bước chuyển mình chiến lược ảnh 2

Hệ thống máy STM - “Ngân hàng không ngủ" giúp KienlongBank đưa các dịch vụ tài chính đến với đông đảo người dân.

Bên cạnh các sản phẩm truyền thống vốn là sợi dây gắn kết giữa KienlongBank và Khách hàng bao năm qua, với sứ mệnh đặt Khách hàng là trọng tâm, KienlongBank đã đưa thêm những sản phẩm, dịch vụ mới nhưng vẫn giữ nguyên triết lý đơn giản, tối ưu, hiệu quả và dễ sử dụng.

Không chỉ cho ra mắt các sản phẩm số hóa được tích hợp trên nền tảng sản phẩm số đơn lẻ đã phát triển, KienlongBank đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ AI vào quá trình hỗ trợ phục vụ nhu cầu của Khách hàng. Đồng thời với đó, trong giai đoạn mới này Ngân hàng cũng chú trọng xây dựng hệ sinh thái, mở rộng mạng lưới các đối tác về Thương mại điện tử - Đại lý ngân hàng nhằm gia tăng giá trị trong “một điểm chạm” thông qua từng sản phẩm, dịch vụ cung ứng.

Chiến lược số hóa toàn diện đã tạo ra sự thay đổi và đột phá trong hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ tại KienlongBank, mang tới cho Khách hàng nhiều tiện ích, nâng cao giá trị cuộc sống. Trong giai đoạn năm 2022 - 2023, KienlongBank cũng đã chuyển đổi thành công hệ thống Core Banking, Core Thẻ, làm tiền đề để nâng cấp và chuyển đổi môi trường văn phòng số E-Office trên toàn hệ thống. Đây là bước đà quan trọng cho quá trình chuyển đổi số toàn diện cũng như mô hình kinh doanh mục tiêu theo xu hướng kỷ nguyên 4.0 mà KienlongBank đã đề ra.

Trong chiến lược mở rộng thị trường luôn song hành cùng quá trình tăng trưởng doanh thu, KienlongBank đặt kế hoạch triển khai nhiều chương trình thúc đẩy kinh doanh, nỗ lực hiện thực hóa thành công 06 mục tiêu kinh doanh chính, tăng trưởng mọi mặt về tín dụng, huy động, lợi nhuận, dịch vụ.

Sự đổi mới trong việc cho ra mắt những sản phẩm, dịch vụ Số bên cạnh các sản phẩm truyền thống, thử sức trong phân khúc thị trường mới nhắm mục tiêu vào việc phát triển các sản phẩm bán lẻ trong bước chuyển của năm 2021 đã giúp KienlongBank ghi nhận những thành tựu ấn tượng cả về tổng tài sản và lợi nhuận. Tổng tài sản của Ngân hàng từ mức 51.102 tỷ đồng năm 2019 lên mức 86.972 tỷ đồng vào năm 2023, với mức tăng trưởng gần 70%, mục tiêu hoàn toàn khả thi với 90.000 tỷ đồng vào năm 2024.

Năm 2021, mặc dù cũng là thời điểm nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 nhưng với nỗ lực, sự đồng sức chung lòng trên toàn hệ thống, lần đầu tiên KienlongBank ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế lên đến 1.010 tỷ đồng, tăng gần 7 lần so với năm trước đó và 12 lần so với thời điểm năm 2019.

Luôn sẵn sàng đồng hành cùng Khách hàng vượt qua khó khăn, những năm sau đó KienlongBank đã chủ động trong việc chung tay cùng Chính phủ hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi kinh tế sau đại dịch. Ngân hàng cũng chia sẻ một phần lợi nhuận với Khách hàng qua các chương trình ưu đãi, giảm lãi suất…, song vẫn đảm bảo hoạt động kinh doanh ghi nhận mức tăng trưởng dương và hoàn thành vượt kế hoạch lợi nhuận do Đại hội đồng cổ đông đề ra.

Ghi nhận hiện tại, đến hết Quý I/2024, nhờ nỗ chung của cả tập thể cùng chiến lược đúng đắn của Ban Lãnh đạo, KienlongBank đã ghi nhận những chỉ số kinh doanh tích cực với tổng huy động vốn đạt 78.822 tỷ đồng, dư nợ cho vay của KienlongBank đạt 53.392 tỷ đồng, trong đó phần lớn là nợ nhóm 1, luôn duy trì tỷ lệ an toàn vốn ở mức cao, đảm bảo hoạt động kinh doanh bền vững và hiệu quả.

Bên cạnh thành công đến từ các sản phẩm, dịch vụ mới, trong lộ trình chiến lược số hoá, Ngân hàng dành phần lớn nguồn lực đầu tư vào công nghệ, chuyển đổi số để gia tăng năng suất cũng như nâng cao hiệu quả phục vụ Khách hàng. Công nghệ giúp KienlongBank tiết giảm thời gian, chi phí cũng như tối ưu quy trình hoạt động, góp phần mang lại lợi nhuận tăng trưởng ấn tượng qua các năm.

Hưởng lợi từ hoạt động kinh doanh hiệu quả trong kỷ nguyên số hoá, thu nhập bình quân cán bộ nhân viên qua các năm cũng ghi nhận mức tăng trưởng tích cực với mức trung bình 14 triệu đồng năm 2019 tăng lên 21 triệu đồng vào năm 2023. Đây cũng là mức đãi ngộ bình quân hấp dẫn đối với quy mô của một ngân hàng nhỏ và vừa, góp phần đưa đưa KienlongBank được vinh danh trong danh sách “Top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2023”, qua đó phần nào minh chứng cho những nỗ lực của Ban Lãnh đạo Ngân hàng chủ trương gia tăng mức đãi ngộ và xây dựng môi trường làm việc hấp dẫn cho người lao động, đặc biệt hướng tới thế hệ trẻ.

KienlongBank: Bật đà tăng trưởng sau bước chuyển mình chiến lược ảnh 3

KienlongBank được vinh danh Top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023.

Không chỉ đạt mục tiêu vượt trội về lợi nhuận, năm 2021 cũng là năm KienlongBank kiểm soát thành công, đưa tỷ lệ nợ xấu từ mức 4,41% cuối năm 2020 xuống chỉ còn 1,19% ở thời điểm tháng 3/2021, thấp hơn mức trần quy định của Ngân hàng Nhà nước. Nối tiếp thành công từ việc kiểm soát và dự phòng nợ xấu, trong các năm tiếp theo, KienlongBank luôn thuộc top các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp so với mặt bằng chung toàn ngành.

Thành công của việc kiểm soát nợ xấu của KienlongBank một phần đến từ việc tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng theo chủ trương của Chính phủ, xem xét ưu tiên cấp tín dụng theo Danh mục phân loại xanh, kiểm soát chặt chẽ tín dụng với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Tín dụng Xanh cũng là mục tiêu ngân hàng hướng đến thực hiện theo đúng giá trị cốt lõi “Xanh".

Ngân hàng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho Khách hàng tiếp cận tín dụng, phát triển đa dạng các sản phẩm tín dụng ngân hàng phù hợp với từng loại hình, nhu cầu sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, các mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao, tham gia chuỗi giá trị.

Xây chắc nội lực, tạo sức bật cho giai đoạn 2024 - 2027

Với mục tiêu Khách hàng là trọng tâm, KienlongBank tập trung xây dựng ứng dụng ngân hàng thông minh, tích hợp các công nghệ hiện đại, hướng tới sự đơn giản, tiết kiệm thời gian và đa dạng tiện ích cho người dùng. Thậm chí, ngay đến cả các phòng giao dịch cũng được xây dựng hiện đại, mang đến một luồng gió mới về trải nghiệm dịch vụ với không gian sang trọng, đẳng cấp khi đầu tư công nghệ tối tân nhất mang tới hiệu quả toàn diện và sự hài lòng tuyệt đối theo tiêu chuẩn 5 sao.

Để hiện thực hóa kế hoạch nói trên, KienlongBank sẽ tiếp tục hoàn thiện chuỗi giá trị; mở rộng mạng lưới đối tác; tối ưu hoá quản trị thông qua việc đẩy mạnh hơn nữa chuyển đổi số nội bộ; cũng như tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Mỗi CBNV, CTV sẽ trở thành đại sứ thương hiệu đưa sản phẩm, dịch vụ đến từng ngõ, gõ cửa từng nhà; gia tăng nguồn thu từ các sản phẩm/dịch vụ Số trên tổng doanh thu.

Song song với đó, các quy trình nghiệp vụ sẽ được tự động hóa, thao tác được rút gọn, giúp giao dịch viên có thể xử lý nhanh chóng các giao dịch, rút ngắn thời gian chờ đợi của khách hàng. Hệ thống mới còn giúp gia tăng tính bảo mật thông tin, giúp ngân hàng quản trị rủi ro tốt hơn, từ đó nâng cao chất lượng quản lý và độ an toàn cho tất cả các dịch vụ ngân hàng mà Khách hàng đang sử dụng.

Trong tương lai, bên cạnh việc tiếp tục triển khai các sản phẩm, dịch vụ số, dựa trên lợi thế về việc sở hữu công nghệ lõi, KienlongBank sẽ ứng dụng công nghệ AI để tạo trải nghiệm mới và sự khác biệt trong việc phục vụ nhu cầu của Khách hàng. Không dừng lại ở đó, Ngân hàng cũng chú trọng trong việc xây dựng hệ sinh thái với các đối tác về Thương mại điện tử, Đại lý ngân hàng nhằm gia tăng giá trị, duy trì vị trí “quán quân chất lượng phục vụ” trong mắt Khách hàng mục tiêu.

Không dừng lại ở những kết quả đã đạt được, với KienlongBank, số hóa là cả một chặng đường dài để đưa đến những trải nghiệm đa tiện ích cho Khách hàng. Chặng đường phía trước là một giai đoạn rất quan trọng đối với sự phát triển của KienlongBank, giai đoạn tiếp tục đẩy mạnh toàn diện và hoàn thiện mục tiêu. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, KienlongBank đã sẵn sàng bứt phá về tăng trưởng trong thời gian tới dựa trên nền tảng chuyển đổi số.

Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.