Kỳ bí tu viện cổ trên đỉnh núi Sa Pa

Toàn bộ toà nhà hiện nay không còn phần mái, chỉ sót lại những bức tường phủ rêu cổ kính.
Kỳ bí tu viện cổ trên đỉnh núi Sa Pa

Đã từng là nơi truyền giáo và cứu rỗi sám hối của 12 nữ tu khổ hạnh, Tu viện Tả Phìn hoang phế ngày nay mang trong mình vẻ đẹp kỳ bí, huyền hoặc lạ thường.

Cách thị trấn Sa Pa khoảng 12 km về phía Đông, trên đường đến bản du lịch Tả Phìn, trị trấn Sa Pa, Lào Cai, bạn không nên bỏ qua cơ hội đến thăm di tích Tu viện Tả Phìn. Hơn nửa thế kỷ qua, nơi đây bị bỏ hoang nhưng lại cuốn hút rất đông du khách dừng chân khám phá và chiêm ngưỡng vẻ đẹp mang đậm nét kiến trúc thời thuộc Pháp đằng sau những lớp bụi thời gian phong kín.

Đây từng là nơi tu hành của 12 nữ tu theo dòng tu khổ hạnh của Hội thánh Kito bị trục xuất ra khỏi Nhật Bản, lưu lạc đến xứ đạo Lào Cai. Tại đây, 12 nữ tu đã có những đóng góp tích cực trong việc nghiên cứu và phổ biến kỹ thuật canh tác các giống cây lương thực ôn đới, phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng ở Sa Pa như lúa kiều mạch đen, đại mạch, các loại rau, khoai lang và các loại hoa quả tươi như nho, táo, đào…

Kỳ bí tu viện cổ trên đỉnh núi Sa Pa - anh 1
Những cây đào rừng mọc xung quanh Tu viện làm cho khung cảnh thiên nhiên thêm hữu tình.
Được khởi công xây dựng ngày 8/10/1942, nhưng mấy năm sau đó, một phần trong thiết kế còn lại của Tu viện vẫn chưa được xây xong. Năm 1945, do tình hình an ninh bất ổn, đoàn nữ tu rời về Hà Nội, Tu viện còn dang dở bị bỏ hoang thành phế tích cho đến ngày nay.
Ở nơi núi cao, sương mù bao phủ quanh năm, hình ảnh của tòa Tu viện cổ đổ nát ẩn hiện trong màn sương phủ trắng của Sa Pa, với cây cối rậm rạp khiến người ta dễ dàng liên tưởng đến những câu chuyện cổ tích xa xưa.

Công trình được xây dựng bằng đá ong nên những bức tường, trụ, cột còn được đến ngày nay vẫn giữ được sự kiên cố và chắc chắn. Những gì còn xót lại của Tu viện đặt ra câu hỏi, không biết do chiến tranh hay sự phá hoại có chủ đích của con người mà công trình được đầu tư xây dựng khá công phu này bị sụp đổ và trở nên hoang tàn như vậy.

Kỳ bí tu viện cổ trên đỉnh núi Sa Pa - anh 2
Cổng tu viện được xây bằng đá bề thế với lối cổng vòm mang đậm phong cách kiến trúc Pháp, mang vẻ đẹp cổ điển.

Cấu trúc của Tu viện gồm một nhà ngang hướng mặt về phía tây, 5 gian và một cầu thang, gồm 3 tầng, trong đó có một tầng hầm dưới lòng đất. Nhà ngang này chính là chỗ ở, sinh hoạt của các nữ tu. Ngoài ra, bên phải của toà nhà còn có một nhà dọc nối liền với nhà ngang, đây có thể là nơi cất giữ lương thực thực phẩm, đồ đạc, và là khu bếp của tu viện. Toàn bộ toà nhà hiện nay không còn phần mái, chỉ sót lại những bức tường phủ rêu cổ kính. Phía trước toà nhà là một hành lang khá rộng, dài, nhưng cũng không còn nguyên vẹn.

Kỳ bí tu viện cổ trên đỉnh núi Sa Pa - anh 3
Rêu phủ kín tường nhuốm màu thời gian.

Mặc dù bị hoang phế từ lâu, những đường nét cổ kính và không gian trầm mặc của bối cảnh lại là điểm thu hút đông đảo du khách dừng chân tham quan, chụp ảnh.

Thông tin thêm:

Từ trung tâm thị trấn Sa Pa, du khách có thể thuê xe máy với giá 100.000 đồng/ ngày để tự mình khám phá khu du lịch Tu viện Tả Phìn và một số vùng lân cận hoặc thuê tài xế xe ôm kiêm hướng dẫn viên tại địa phương, giá dịch vụ khoảng 150.000 đồng/ ngày. Nếu đi theo đoàn, du khách có thể thuê xe ôtô với giá khoảng 300.000 đồng/ lượt.

Điểm tham quan gần: Bản Tả Phìn cách Tu viện khoảng 5 km nổi tiếng với nghề dệt thổ cẩm. Du khách đến đây có thể mua những sản phẩm đậm bản sắc dân tộc như khăn, móc chìa khóa, túi, ví, áo choàng thổ cẩm với giá từ 10.000 - 200.000 đồng. Nếu muốn qua đêm, du khách có thể lưu trú tại nhà sàn của người Dao đỏ, trải nghiệm dịch vụ tắm lá.

WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.