Kỳ lạ tục 'hun khói' để bảo quản người chết ở bên rìa thế giới

Sau khi chết, người Anga ở vùng cao nguyên Papua New Guinea phải trải qua nghi lễ 'hun khói' rùng rợn để bảo quản xác chết.
Kỳ lạ tục 'hun khói' để bảo quản người chết ở bên rìa thế giới

Đây là một hình thức lưu giữ lạ lùng, các xác chết được hun khói của người Aseki đã hấp dẫn trí tưởng tượng của các nhà nhân chủng học, các nhà văn và các nhà làm phim từ hơn 100 năm nay. Tuy nhiên, chưa có ai chỉ ra được thực sự điều đó là gì mà đa phần chỉ toàn tưởng tượng, đồn đoán.

Kỳ lạ tục 'hun khói' để bảo quản người chết ở bên rìa thế giới ảnh 1

Hành trình đi tìm xác ướp

Để tìm hiểu xem thói quen này bắt đầu từ khi nào và tại sao người Anga lại ướp xác người chết ở nơi mà việc ăn thịt người từng là chuyện bình thường, tôi tới Lae, thành phố lớn thứ nhì của Papua New Guinea.

Angapenga là một ngôi làng lớn nằm cách Lae khoảng 250km về phía tây nam, một đám trẻ nhỏ chỉ trỏ chúng tôi nhìn qua lớp cỏ cao che khuất, dõi mắt xuống một thung lũng.

Kỳ lạ tục 'hun khói' để bảo quản người chết ở bên rìa thế giới ảnh 2

Đó là một trong hàng chục địa điểm ở Quận Aseki, nơi ta có thể nhìn thấy các thi thể hun khói. Địa điểm đặt xác ướp ở Angapenga cũng là nơi dễ đến nhất, chỉ cách con đường một quãng đi bộ.

Sau khi chúng tôi đỗ xe, một người đàn ông có tên là Dickson lại gần. Ông nói ông là người cai quản khu vực. Nói bằng tiếng Tok Pisin, một thứ ngôn ngữ phong phú của người châu Âu sống tại châu Mỹ, pha trộn giữa tiếng Đức, tiếng Anh và tiếng thổ ngữ của người Melanesia bản địa, ông đòi chúng tôi phải trả một khoản tiền cao ngất ngưởng mới được vào bên trong.

Được đặt dưới vòm che thụt vào trong vách đá là những xác chết đã được xông khói của người Aseki.

Những xác ướp rùng rợn

Các xác ướp trông rùng rợn hơn bất kỳ thứ gì tôi có thể tưởng tượng ra. Được bôi trát đầy bùn đỏ, các xác ướp đang trong những giai đoạn phân huỷ khác nhau, với những phần da khô nẻ, nứt toác, và các khối cơ dính vào phần xương.

Một số xác chết vẫn còn những túm tóc và cả nguyên bộ móng tay dài quăn queo. Nét mặt thì trông giống như trong phim kinh dị của Hollywood, mồm đầy răng còn mắt thì lồi ra ngoài đầu lâu.

Một xác chết phụ nữ còn có một thi thể hài nhi đã được xông khói bám vào ngực.

Tổng số có 14 xác chết được đặt trên giá thang làm bằng tre trong các tư thế như khi còn sống hoặc nằm cuộn tròn như bào thai trong các giỏ lớn. Bốn thi thể đã bị rã ra thành những đống xương, đầu lâu lăn ra bên cạnh.

Rất khó tới sát được các xác ướp, bởi nền đất không bằng phẳng chút nào. Tôi liên tục bị chao đảo mất thăng bằng.

Tôi được biết từ một bộ phim tài liệu của National Geographic, quay tại Koke, một ngôi làng khác ở Aseki, rằng các xác ướp thường được đưa tới các làng để phục chế. Gauthier nói rằng anh đã nhìn thấy những xác ướp này tại một cuộc trưng bày tại triển lãm Morobe ở Lae hồi một thập niên về trước.

Kỳ lạ tục 'hun khói' để bảo quản người chết ở bên rìa thế giới ảnh 3

Tôi điếng người sợ hãi khi nghĩ tới chuyện những tác phẩm vô giá, tinh tế này bị quăng lên sàn xe tải và bị chở đi trên hơn 250km đường đất gồ ghề lổn nhổn.

Ngay cả khi để nguyên tại chỗ ở đây, các xác ướp đã có nguy cơ bị hư hại bởi những du khách vụng về, bởi những kẻ đi cướp mộ và bởi những yếu tố xung quanh. Chỉ cần một trận bão lớn hay một trận lở đất là cũng có thể cuốn phăng đi mất.

Những câu chuyện tam sao thất bản và thất truyền theo thời gian. Hầu như những gì chúng ta biết được về các xác ướp này đều là do nghe kể lại, qua những lời thêu dệt phóng đại hoặc qua trí tưởng tượng quá sức. Thậm chí cả những người dân địa phương mà tôi nói chuyện với, như Dickson, hay một mục sư tên là Loland và một giáo viên tên là Nimas, có vẻ như cũng toàn biết đến những khảo dị khác nhau về các nghi lễ trước đây.

Nội dung được ghi lại lần đầu tiên về những xác chết được hun khói là của nhà thám hiểm người Anh Charles Higginson, hồi năm 1907, bảy năm trước khi nổ ra Đại chiến Thế giới lần thứ nhất.

Tuy nhiên theo Dickson thì việc ướp xác bắt đầu có từ hồi Đại chiến Thế giới lần thứ nhất, khi người Anga tấn công nhóm các nhà truyền giáo đầu tiên tới Aseki.

Ông cố của Dickson, một trong những xác chết ta nhìn thấy dưới vách đá, đã bị các nhà truyền giáo bắn chết khi họ tự vệ.

Dickson nói rằng vụ việc đã làm dấy lên một loạt các vụ giết người trả đũa, và rồi kết thúc khi các nhà truyền giáo tặng dân bản xứ muối. Sau đó, người ta bắt đầu dùng muối để ướp xác người quá cố.

Việc ướp xác này chỉ diễn ra trong một thế hệ, ông nói thêm, bởi đợt thứ hai các nhà truyền giáo tới đây đã cải đạo thành công người Anga thành người Thiên chúa giáo.

Loland và Nimas xác nhận rằng nghi lễ hun khói người chết chấm dứt vào năm 1949, khi các nhà truyền giáo bén rễ chắc chắn tại Aseki.

Nhưng không giống như Dickson, Loland và Nimas nói rằng việc ướp xác đã được người Anga thực hiện từ hàng thế kỷ trước.

Các thi thể không được ướp muối, họ nói, mà là được hun khói trong nhiều tháng, sau đó được trát đất sét đỏ bên ngoài nhằm duy trì hình dáng cơ thể và không bị rã thành từng phần, rồi đặt vào các đền thờ trong rừng rậm.

Kỳ lạ tục 'hun khói' để bảo quản người chết ở bên rìa thế giới ảnh 4

Nimas cũng nói rằng việc ăn thịt người chưa bao giờ diễn ra ở vùng này của Papua New Guinea.

Lời khẳng định này lại trái ngược với mô tả của Higginson hồi 1907 theo đó nói người Anga là những kẻ man rợ khát máu, ăn lòng ruột người thân quá cố trong quá trình hun khói.

Thế nhưng nếu quả thực điều đó diễn ra, thì tại sao người Anga lại không ăn thịt Higginson, một kẻ từ bên ngoài lạc vào, cô đơn không thể tự vệ giữa bao người Anga?

Trước khi ra về, tôi hỏi Dickson thêm một câu: có đúng là những người làm công việc ướp xác rút hết mỡ trong cơ thể người chết rồi dùng lại mỡ đó trong quá trình ướp xác không, theo như những gì Higginson nói và theo hầu hết các bài viết về việc ướp xác từ suốt cả thế kỷ qua?

Mặt Dickson ngay lập tức tỏ vẻ hoài nghi. "Tok giaman blo wait man (lời dối trá của người da trắng)," ông trả lời.

Có lẽ là có những bí mật tốt nhất là nên được đi theo người quá cố.

Tuệ Linh

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.