Bà Corat đã trao đổi về các kỹ năng về công nghệ số rất cần thiết cho mọi người về lợi ích kinh tế, xã hội và chính trị cũng như sự an toàn về thể chất và tâm lý của họ. Ví dụ như bằng cách bảo vệ họ khỏi sự quấy rối trên mạng. Theo báo cáo năm 2015 của UNESCO (Ủy ban băng thông rộng), 73% phụ nữ đã tiếp xúc hoặc trải qua một số hình thức bạo lực trực tuyến, trong đó phụ nữ ở độ tuổi 18-24 đặc biệt có nhiều nguy cơ.
Bà Corat lưu ý rằng, các kỹ năng số giúp mọi người và đặc biệt là phụ nữ bảo vệ mình khỏi sự quấy rối trên mạng và tấn công tình dục. Bà cũng nhấn mạnh cách truyền thông xã hội và truyền thông trực tuyến cũng có thể là công cụ mạnh mẽ để giúp phụ nữ cất lên tiếng nói của mình. Có rất nhiều phần mềm phòng chống lạm dụng phụ nữ đang được vẫn hành trên toàn thế giới, ví dụ ứng dụng HarassMap, diễn đàn trực tuyến Hollaback! hoặc các hashtag như #MyStealthyFreedom và #MeToo là những ví dụ điển hình cho xu hướng mới này.
Bà Corat nhấn mạnh: “Các kỹ năng số có thể giúp biến đổi xã hội của chúng ta trở nên tốt hơn, nhưng chỉ khi các kỹ năng này có thể đem lại lợi ích cho số đông, phụ nữ và đàn ông từ các bối cảnh khác nhau, với những kinh nghiệm khác nhau đều phải có thể hưởng lợi từ những công nghệ kỹ thuật số này. Hiện nay, khoảng cách về kỹ năng số ngày càng rộng đối với phụ nữ lớn tuổi, ít học và nghèo, và những người đến từ các vùng nông thôn và các nước đang phát triển”.