Ký ức người lính Vị Xuyên: 'Đồng đội ơi, tôi nhớ'

Ngày 'giỗ trận' 12-7, những người lính Vị Xuyên năm xưa về nghĩa trang Vị Xuyên, hát vang câu hát gửi đến đồng đội. Cơn mưa lớn đổ xuống trắng trời, có lẽ các anh đã nghe thấy...
Ký ức người lính Vị Xuyên: 'Đồng đội ơi, tôi nhớ'
Ký ức người lính Vị Xuyên: 'Đồng đội ơi, tôi nhớ' ảnh 1

Đêm trước ngày 'giỗ trận', nến sáng được thắp lên trên hơn 1.800 phần mộ tại nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, Hà Giang - Ảnh: HÀ THANH

"Thằng Dần nằm đây này, đi lối này này", cựu chiến binh Nguyễn Trung Bộ (trung đoàn 876, sư đoàn 356) í ới gọi đồng đội giữa ngút ngàn ngôi mộ ở nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, Hà Giang.

Ngày "giỗ trận", Vị Xuyên mưa không ngớt. 36 năm trước, đúng ngày 12-7-1984, hơn 600 người lính sư đoàn 356 hi sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc ở mặt trận Vị Xuyên, Hà Tuyên cũ (nay là Hà Giang).

Ký ức người lính Vị Xuyên: 'Đồng đội ơi, tôi nhớ' ảnh 2

Cựu chiến binh Nguyễn Trung Bộ và Phạm Hồng Quân về thăm lại đồng đội năm xưa tại nghĩa trang Vị Xuyên - Ảnh: HÀ THANH

Hát bên mộ đồng đội

Hôm nay từ nghĩa trang Vị Xuyên, ông Bộ cùng những đứa con chọn biên cương làm quê nhà quây quần thắp cho đồng đội mình nén hương, hồi tưởng về những năm tháng ác liệt "quần nhau" với địch trong chiến dịch MB84 vào 36 năm về trước.

"36 năm nay mới có dịp lên lại thăm đồng đội. Người mất, người còn, tôi rơi nước mắt cảm ơn đồng đội, nhờ các bạn tôi mới có ngày hôm nay", ông Bộ lặng người đi trong cơn mưa Vị Xuyên.

Ký ức người lính Vị Xuyên: 'Đồng đội ơi, tôi nhớ' ảnh 3

Những người lính Vị Xuyên năm xưa lặng người trước phần mộ đồng đội - Ảnh: HIÊN HUYỀN

Đi đến từng phần mộ, cựu chiến binh Cù Văn Thanh (53 tuổi, Hà Nội) kéo chiếc loa nhỏ mở cho đồng đội nghe những bài hát nghĩa tình về người lính Vị Xuyên. Lời bài hát "Đồng đội ơi" cứ vang lên mãi theo dấu chân người lính.

"Đồng đội ơi! Tôi nhớ

Chiến tranh qua lâu rồi

Lòng vẫn thầm thì gọi

Đồng đội, đồng đội ơi!..."

"Tôi luôn về đây hát cho đồng đội tôi nghe, tôi hát những bài hát đi theo từng năm tháng để đồng đội tôi được nghe. Các anh nằm đây, có anh có tên, có anh chưa biết tên, chỉ mong tìm được tên tuổi, đưa các anh về quê mẹ, về nơi các anh sinh ra", ông Thanh bộc bạch.

Tiếng hát của cựu binh Cù Văn Thanh vang vọng khắp khu nghĩa trang. Đang thắp hương, các cựu chiến binh dừng lại lặng nghe. Tuy khác đơn vị nhưng về đây ai nấy rưng rưng ôm chầm lấy nhau, họ ngồi lại hát cho nhau nghe, hồi tưởng những năm tháng gian khổ cùng nhau trên chốt.

Ký ức người lính Vị Xuyên: 'Đồng đội ơi, tôi nhớ' ảnh 4

Năm nào cũng vậy, đúng ngày 'giỗ trận' là Vị Xuyên đổ mưa không ngớt. Có lẽ các anh đã nghe thấy... - Ảnh: HÀ THANH

"Đồng đội hi sinh để mình được sống", cựu binh Nguyễn Văn Hà (57 tuổi, Hà Nội) không kìm được xúc động. Là lính thông tin của trung đoàn 876, sư 356, ông nói nhớ nhất là những năm tháng tuổi trẻ cùng đồng đội ở trên chốt. Ba người bạn thân, một người đã mãi nằm lại nơi địa đầu Tổ quốc.

"Trước đêm diễn ra trận đánh, ba anh em còn ăn với nhau bữa cơm. Thế rồi sau trận đánh, một người hi sinh, người còn lại cũng đã mất sau khi xuất ngũ. Năm nào tôi cũng về đây, về đây bên đồng đội tôi", ông Hà trải lòng.

"Chọn dòng trong và đi đến cuối cuộc đời"

Suốt 7 năm nay, cựu chiến binh Nguyễn Đăng Hùng cùng bà Liên - em gái liệt sĩ Trần Trung Thực - đều tìm về Vị Xuyên, về với đồng đội trong những ngày tháng 7.

"Chỉ mong đợi đến ngày này để cùng anh em thắp cho đồng đội mình nén nhang. Chúng tôi - những người may mắn trở về sau những trận chiến trên cao điểm 772, 685 luôn nặng lòng với anh em mặt trận Vị Xuyên, về đây với anh em cho trọn vẹn nghĩa tình", ông Hùng nén xúc động chia sẻ.

Ký ức người lính Vị Xuyên: 'Đồng đội ơi, tôi nhớ' ảnh 5

Bà Liên khóc nghẹn khi đứng trước nghĩa trang Vị Xuyên - Ảnh: HÀ THANH

Anh trai đã mãi mãi nằm xuống nơi biên cương, suốt mấy chục năm trời gia đình bà Trần Thị Kim Liên (em trai liệt sĩ Thực) đều lặn lội từ Phú Thọ về lại mặt trận Vị Xuyên năm xưa, xúc động khóc trước phần mộ những "liệt sĩ chưa biết tên".

Ngày ấy, anh Thực tròn 18 tuổi xung phong gác bút nghiên lên đường nhập ngũ, gia nhập sư đoàn 356, trước đóng quân ở Hoàng Liên Sơn, sau được điều động về Vị Xuyên hỗ trợ cho các đơn vị bạn chiến đấu. Gia đình được tin anh Thực hi sinh ngày 25-12-1984 (âm lịch), nhưng từ ngày ấy đến nay vẫn chưa tìm được hài cốt của anh.

"Trong cuốn nhật ký của anh tôi để lại, anh biết để giữ được biên giới, biên cương Tổ quốc thì phải hi sinh nhưng anh vẫn kiên quyết đi.

Trong thư gửi cho mẹ, anh viết "có một dòng trong và dòng đục nhưng con vẫn chọn dòng trong và đi đến cuối cuộc đời". Suốt 35 năm qua nhà tôi vẫn đi tìm kiếm thi hài anh, chỉ khát khao một điều rằng anh tôi là một trong những liệt sĩ nằm đây để đưa anh về, để gia đình hương khói cho đỡ lạnh lẽo", bà Liên rưng rưng.

Ngày 12-7-1984, Bộ Tư lệnh quân khu và cấp trên quyết định lấy 12-7 là ngày tấn công tổng lực, ngày sư đoàn dốc toàn lực để giành lấy các cao điểm 685, 1509, 772, 1030.

Trong thế trận địch ở trên núi, ta ở dưới các chân núi, trận đánh diễn ra hết sức khốc liệt. Ta đã giành lại được điểm cao 772 và 685 nhưng hàng trăm người lính thuộc sư đoàn 356 đã mãi mãi nằm xuống nơi biên cương lúc rạng sáng 12-7.

Hòa bình lập lại, một số anh em sư đoàn 356 liên lạc với nhau trở lại mặt trận Vị Xuyên tìm kiếm những đồng đội đã ngã xuống. Họ tiên phong, tiến hành vận động anh em cùng lập đài hương cho đồng đội ngã xuống có "mái ấm sum vầy".

Cuối năm 2013 - 2014, đài hương hoàn thành đặt tại cao điểm 468.

Theo Tuổi trẻ
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.