“Ký ức về ngày cuối cùng của vợ cứ mãi ám ảnh tôi..."

“Bố ơi, mẹ đi chợ về chưa?”, câu nói này của con cứ ám ảnh tôi quá. Từ ngày vợ mất, đây là câu cửa miệng của con bé nhà tôi.
“Ký ức về ngày cuối cùng của vợ cứ mãi ám ảnh tôi..."

Đây là lần đầu tiên tôi trải lòng về những mất mát lớn lao của cuộc đời mình. Lâu nay tôi luôn kìm nén sự yếu đuối. Tôi sợ rằng một khi đã mở van cảm xúc thì tôi sẽ lại chìm đắm trong đau khổ không dừng lại được.

Gần 1 năm trước, vợ chồng tôi cãi nhau. Vợ tôi đứng dậy xách xe định đi, tôi đang giận nhưng vẫn mắng yêu như một thói quen “Đang cãi nhau mà, cô lấy xe của tôi đi cầm cho bõ ghét đấy à?”. Vợ tôi phì cười “tôi đi chợ nấu cho người dưng ăn”. Thế rồi chiều ấy, vợ tôi đi luôn và không bao giờ về với bố con tôi nữa. Hôm ấy, vợ tôi đã gặp một tai nạn giao thông trên đường. Tôi ân hận và trách cứ mình ngàn lần. Bố con tôi đã mất đi một chỗ dựa chỉ trong tích tắc.

Con gái tôi từ ngày mẹ mất trở nên quấy quá. Cứ mỗi tối đến, nó lại nhớ mẹ và khóc đòi mẹ phải về. Tôi không biết dỗ con bằng cách nào, hai bố con đành khóc cho đến khi mệt lả rồi tự động đi vào giấc ngủ. Trong cơn mơ, con tôi nức nở, còn tôi lại quờ tay sang tìm vợ trong vô thức để thấy cánh tay mình nhẹ hẫng và lạnh lẽo.

Sáng tôi đưa con đi học, con đeo chiếc cặp nhỏ sau lưng, còn tôi xách cái túi đựng laptop chở nhau đến trường. Các cô và phụ huynh trong lớp con biết chuyện nên ai cũng muốn giúp một tay. Người xuýt xoa khen bố giỏi, người nhiệt tình dắt hộ con vào lớp, người thì ái ngại nhìn 2 bố con tôi xoay xỏa.

“Ký ức về ngày cuối cùng của vợ cứ mãi ám ảnh tôi..." - anh 1

Sáng đưa con đi học, chiếc cặp nhỏ sau lưng, hai bố con tôi đến trường. Các cô và phụ huynh khác biết chuyện nên ai cũng muốn giúp một tay (Ảnh minh họa)

Tôi làm đàn ông bao nhiêu năm mà chưa bao giờ được phụ nữ quan tâm đến thế. Giờ vợ không còn nên tôi nổi bật nhất còn gì. Cả trường toàn là mẹ đưa đón con đến lớp, cho con ăn sáng ngoài cổng trường... chỉ mình tôi là đực rựa. Hôm nào tôi cũng cố nghĩ ra những điều hài hước để đỡ bi quan. Nhưng lần nào tôi cũng thất bại, chỉ thấy thêm nhớ vợ quay quắt.

Nhiều lúc con bé cứ thơ ngây hỏi: "Bố ơi, khi nào thì con lớn bằng mẹ hả bố?". Tôi trả lời con rằng: "Nhanh lắm con à, một ngày không xa con sẽ lớn hơn cả mẹ. Năm con 7 tuổi, mẹ con 33 tuổi. Năm con 10 tuổi, mẹ con 33 tuổi. Năm con 30 tuổi, mẹ con cũng sẽ vẫn 33 tuổi. Mẹ con sẽ trẻ mãi như lúc này. Mẹ con khôn lắm, ra đi khi đời đẹp nhất. Còn như bố, sau này già yếu hom hem thì lúc lên ảnh thờ như mẹ con kia sẽ xấu lắm. Có khi sang thế giới bên kia mẹ con lại chê bố già không yêu nữa".

Có hôm, hai bố con về nhà chiều tối thì thấy cửa đã mở sẵn, ánh điện hắt ra ngoài. Khi ấy, con bé nhà tôi lại reo lên “A mẹ đi chợ về”. Nghe con nói thế, tôi giống như một thằng mất trí, lâu nay đã quen với cảnh nhà cửa ảm đạm mỗi khi về nên bây giờ thấy thế liền quên mất mình đang ở thực tại. Trống ngực đập thình thình, tôi cứ nghĩ vợ về. Tôi nghĩ cô ấy sẽ chạy ra, hôn hai bố con mỗi người một cái. Cái đó khi sực tỉnh, tôi biết người ta gọi là mơ giữa ban ngày, nhưng ước gì tôi được sống mãi với giấc mơ đó.

Đúng lúc đó, mẹ vợ tôi xuất hiện trước mắt, đánh thức hai bố con tôi đang mơ màng ảo tưởng. Thì ra là bà mới lên thăm cháu và đã vào nhà phụ giúp dọn dẹp (bà cũng có chìa khóa nhà tôi). Thấy bà, con bé lại khóc “Không phải mẹ, không phải mẹ”. Con lại quay ra hỏi bà: “Mẹ cháu đi chợ về chưa bà?”. Bà ngoại sững sờ rồi lén đỏ hoe đôi mắt. Còn tôi lại rưng rưng vì nhớ vợ.

“Ký ức về ngày cuối cùng của vợ cứ mãi ám ảnh tôi..." - anh 2

Phải mạnh mẽ lên để một ngày nào đó con lại hỏi “mẹ đi chưa về?” thì tôi sẽ dõng dạc nói cho con sự thật (Ảnh minh họa)

Gần đây vì thời tiết mệt mỏi, lại thêm cảnh gà trống nuôi con nên tôi thấy mình kiệt sức. Mỗi chiều về, người tôi lại ngây ngấy sốt. Rồi cứ mỗi lần sốt là tôi lại nhớ tới vợ tôi. Trong tôi lại hiện hữu cái buổi chiều cuối cùng hai vợ chồng bên nhau, chúng tôi cãi nhau, cô ấy xách xe đi chợ. Gần 1 năm trôi qua rồi mà ký ức về cái ngày cuối cùng ấy trong tôi vẫn y như thế với biết bao dằn vặt, trách cứ mình. Rốt cuộc thì vợ vẫn tàn nhẫn rời bỏ bố con tôi thật sự rồi.

Nếu không có con gái ở bên, có lẽ tôi chẳng còn muốn sống trên đời này nữa. Nhưng vì con gái, tôi biết mình không thể chìm nghỉm vào hố sâu mất mát như một kẻ chết đuối nữa. Tự nhủ mình phải thật mạnh mẽ lên nhưng tôi vẫn không biết làm thế nào nếu một ngày kia con gái tôi hỏi lại câu “Bố ơi, mẹ đi chợ về chưa?”? Lúc ấy, tôi có nên nói dõng dạc hết sự thật cho con và chính mình biết không?

Theo Mask Online

---------------------------

Cùng chia sẻ tâm sự của bạn để nhận được nhiều lời khuyên bổ ích bằng cách gửi tâm sự về: tamsu.ngaynayonline@gmail.com

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.