Sự rùng rợn hãi hùng đến tột cùng khi lạc vào khu rừng nghĩa địa đầy rẫy những chiếc quan tài nằm vắt vẻo chông chênh trên các thân cây. Sự kỳ lạ huyền bí với những tập tục, truyền thuyết của người bản địa… Tất cả sẽ tạo ra sự thích thú cho những ai ưa mạo hiểm hay muốn thử cảm giác mạnh. Đó là dấu ấn với những ai đã từng một lần được đặt chân đến ngôi làng Bun Tôn, xã Đắk Blô, huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum.
Tục bó củi bắt chồng
Xã Đắk Blô nằm nép mình giữa rừng đại ngàn Trường Sơn hùng vỹ, đây là địa bàn sinh sống của tộc người Giẻ Chiêng. Đắk Blô là xã nghèo nhất, xa nhất của tỉnh Kon Tum. Nơi đây quanh năm trời đất thâm u, mây mù phủ trắng xoá.
Củi hứa hôn - vật không thể thiếu trong đám cưới của người Giẻ - Chiêng. |
A Lết không biết tập tục lạ này có từ khi nào, chỉ biết từ xa xưa cha ông đã có rồi. Dù ngày xưa hay là bây giờ thì một khi trai gái đã yêu nhau, muốn đến được với nhau thì củi là một của hồi môn không thể thiếu được. A Lết cho biết: “Nhà gái dù đưa của cải vật chất là vàng chất đầy núi, tiền đựng đầy rương mà thiếu củi thì cũng không được”.
Cũng theo lời A Lết, thông thường nhà gái phải cõng cho nhà trai 100 bó củi là đủ tiêu chuẩn. Từ 150 đến 200 bó thì thể hiện nhà gái giàu có và đông họ hàng. Theo tục lệ của bản, ngoài nhà trai nhận đủ 100 bó, họ hàng của nhà chồng nếu có mối quan hệ chính sẽ nhận được 10 bó, phụ thì chỉ có 5 thôi. “Nhà nghèo, không có điều kiện thì 50 bó là được. Chỉ những nhà mồ côi cả cha lẫn mẹ thì mới ưu ái không cần củi chỉ cần có rượu, thịt heo hoặc thịt gà là được”, A Lết nói thêm.
Để có đủ số củi làm của hồi môn, cô gái Giẻ sẽ được bố mẹ, anh em và họ hàng giúp đỡ bằng cách lên rừng kiếm củi về. Thứ gỗ được làm của hồi môn thường là gỗ dẻ, bởi cây dẻ ở đây tốt và nhiều. Để bày tỏ sự tôn trọng với phía nhà “song gia”, nhà trai cũng phụ thêm bằng cách lựa mua những cái mác, cái rìu sắc, bén rồi làm một mâm rượu thịt để mời họ hàng nhà cô gái được ăn no và có sức chặt gỗ to, đẹp, rút ngắn thời gian thách cưới.
Người Giẻ Chiêng trong trang phục truyền thống. |
Chỉ tay về phía đống củi được chất rất ngay ngắn, đẹp và gọn gàng ở phía góc nhà, A Lết cười tươi khoe rằng đám cưới cô con út sẽ rất lớn và vui vì chuẩn bị được nhiều củi. Cũng vì muốn đám cưới diễn ra được trọn vẹn, A Lết cũng đã chuẩn bị thêm 3 con heo to tròn để thết đãi nhà trai.
Đễ đáp lễ, cũng là bày tỏ lòng cảm kích với nhà giá đã lo của hồi môn đủ đầy như vậy, nhà trai cũng sẽ bỏ ra đúng số lương heo thịt như vậy thế để mời nhà gái và kèm theo đó là 5 triệu đồng tiền lễ. Sau khi đầy đủ các nghi thức, đám cưới của đôi trẻ người Giẻ Chiêng sẽ được diễn ra dưới ánh lửa bập bùng, rộn rã như ngày hội. Cả làng sẽ được mời chung vui, rượu cần được thoả sức uống, thịt heo sẽ được chia phần cho khách mời. Đám cưới của người Giẻ Chiêng rất đặc biệt, bởi nó ngoài gắn kết tình yêu của hai người, tình nghĩa của hai gia đình thì còn là nơi trai gái trong bản tìm mối hò hẹn. Và cứ như thế, củi vẫn sẽ là của hồi môn cho những đám cưới tiếp theo, giống như phong tục ngàn đời nay của Giẻ, Triêng truyền lại.
Huyền thoại về ngọn núi Núi Cơm
Già làng Bun Tôn là A Say kể lại: “Xưa lâu lắm rồi, bản Bun Tôn này trù phú lắm, trâu đầy chuồng, ruộng nương đầy lúa, lúa ăn mãi không hết. Người người khi ấy ai cũng chăm chỉ đua nhau ra ruộng, ra rẫy để gặt lúa đem về. Có gia đình nọ cũng ra đồng, vì quá trưa họ bảo cô con gái về nhà nấu cơm. Mẹ cô gái bảo rằng, nấu nửa hạt gạo rồi đem vào rẫy cho bố mẹ ăn. Nửa hạt gạo khi ấy nấu ra nở to như cái nồi, 3 người ăn không biết đói, 5 người ăn một hạt gạo không hết. Cô gái băng suối, lội đèo về nhà.
Người dân cho rằng, bây giờ phía dưới ngọn núi có ba hòn đá, đó chính là chứng tích của cái kiềng ba chân mà cô gái dùng để nấu hạt gạo. Cũng vì vậy, người dân gọi ngọn núi này là núi Cơm. Đồi Núi Cơm là ngọn núi cao nhất tại Đak Blô. Hễ mỗi khi mất mùa, bà con dân bản lại đứng dưới chân đồi Núi Cơm cầu xin Zàng (ông Trời) cho được mùa, như vậy làng năm ấy sẽ được nhiều lúa gạo. Chính vì lí do này mà từ trăm năm qua, Núi Cơm vẫn được xem là biểu tượng sự ấm no, sung túc.
Khu rừng ma huyền bí
Trước khi mực sở thị khu rừng ma, già làng A Say đã nói qua về khu rừng này, nơi đây là bất khả xâm phạm mà người Giẻ Chiêng ở đây không ai dám vào, đó là nơi chứa quan tài treo người chết. Khi người Giẻ Chiêng chết, người giàu sẽ chuẩn bị hậu sự cho thân nhân mình bằng quan tài được làm bằng nhôm hoặc các loại cây gổ quý như trắc, dổi…
Nhà nghèo thì quan tài làm bằng gỗ thường, ít quý hơn. Tại khu rừng ma này, cây cối um tùm, rậm rạp, thâm u. Anh A Cường lý giải: “Vì đó là khu rừng ma nên không có ai dám vào chặt phá. Bởi theo người Giẻ Chiêng nói thì nếu cố ý hoặc đi lạc vào đó thì sẽ bị con ma rừng bắt phải chết”. Cũng vì tâm lý sợ hãi này nên những người dân bản địa hoàn toàn không dám vào đó, chỉ những cán bộ kiểm lâm làm nhiệm vụ tuần tra mới đi vào được.
Rời khỏi làng Bun Tôn khi bóng đêm buông xuống, để lại đằng sau lưng là những câu chuyện, những tập tục, sự tích huyền bí khu rừng già Đắk Blô trong lời kể của già lang A Say đang còn dang dở. Ấn tượng đọng lại là một cảm giác rất đặc biệt: Sự rùng rợn xen lẫn cảm giác lâng lâng kỳ thú…
Theo Phương Nam
Xem thêm:
1. Nức tiếng ngôi làng xứ Đoài ngót nghét 1000 năm đi dựng nhà cổ
2. Hà Nội: Kỳ lạ con gái không mang họ bố, con đẻ ngỡ con nuôi