Sáng kiến này nhằm cải thiện hiệu quả nuôi động vật và giảm lượng khí thải mêtan có tên là “Grass to Gas” – Các nhà nghiên cứu sẽ kết hợp chuyên môn khoa học và công nghiệp quốc tế để đo lường hai yếu tố chính ảnh hưởng đến hậu quả môi trường từ vật nuôi - hiệu quả thức ăn và khí thải metan.
Mục tiêu của dự án này là phát triển các phương thức để nhân ra những giống động vật có tác động thấp tới môi trường, sau đó có thể được chọn cho các chương trình nhân giống.
Nicola Lambe, một nhà di truyền học cừu tại Cao đẳng Nông thôn Scotland (SRUC) cho biết: “Sự giảm phát thải khí nhà kính là một vấn đề toàn cầu đòi hỏi một cách tiếp cận xuyên quốc gia và xuyên ngành. Dự án nhằm mục đích sản xuất các công cụ để đo lường, hoặc dự đoán chính xác, hiệu quả mối tương quan giữa thức ăn và khí thải metan từ cả bầy cừu và từng con cừu riêng lẻ. Từ đó cung cấp cho ngành công nghiệp quốc tế phương tiện để nhân giống, nuôi và quản lý giống cừu với tác động xấu ít nhất đến môi trường - Đó như một phần của sáng kiến cải tiến di truyền”. Nó cũng sẽ góp phần giải quyết tranh luận về tác động của việc ăn thịt đối với sự nóng lên toàn cầu.
Giai đoạn đầu tiên của dự án sẽ trong khoảng ba năm, kéo dài đến đến tháng 9 năm 2022, các nhà khoa học sẽ thử nghiệm các phương pháp khác nhau về khả năng dự đoán chính xác lượng thức ăn và khí thải metan từ đàn cừu.
Sử dụng các công nghệ hiện đại sẽ giúp các nhà nghiên cứu tìm ra mối quan hệ giữa hai yếu tố này từ cừu khi nằm trong chuồng và trên đồng cỏ.
Kiểm soát di truyền khí thải và cho ăn cũng sẽ được xem xét trong dự án, bằng cách đánh giá sự khác biệt do giống, dòng di truyền hoặc giá trị giống.
Nghiên cứu do SRUC dẫn đầu sẽ sử dụng những con cừu được lai tạo từ cừu đực có nguồn gốc từ chương trình Texelplus của Texel Sheep Society, để điều tra những ảnh hưởng của giống đực và giá trị nhân giống lên các phép đo này. Dữ liệu cũng sẽ được phân tích để định lượng lợi ích kinh tế và môi trường của việc cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn và giảm phát thải khí nhà kính.
Hoạt động của dự án hứa hẹn sẽ tạo ra những con cừu mới tác động ít vào môi trường, sau đó, ngoài đàn cừu, các nhà khoa học hi vọng sẽ nhân được ra các loại động vật khác để cứu môi trường đang bị ảnh hưởng bởi quá nhiều tác động xấu.