Làm thế nào để nhận biết bệnh bạch hầu?

(Ngày Nay) - Trước diễn biến ngày càng nghiêm trọng của bệnh bạch hầu chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân, các dấu hiệu nhận biết để có cách phòng ngừa hiệu quả nhất.
Bệnh bạch hầu có thể gây hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Bệnh bạch hầu có thể gây hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Thời gian gần đây, việc liên tiếp xuất hiện các ổ bệnh bạch hầu tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông khiến người dân không khỏi lo lắng, hoang mang. Vậy bệnh này nguy hiểm thế nào, làm cách nào để nhận biết và phòng tránh bệnh hiệu quả?

Bệnh bạch hầu là gì?

Bạch hầu (tên tiếng Anh: Diphtheria) là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Đây là bệnh nhiễm trùng nguy hiểm do trực khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra, có tốc độ lây lan nhanh chóng tạo thành dịch. Bệnh có thể xuất hiện trên da hoặc ở các màng niêm mạc khác như bộ phận sinh dục hoặc kết mạc mắt gây tổn thương nhiều cơ quan của cơ thể.

Bệnh truyền trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp (khi ho,hắt hơi) hoặc gián tiếp qua đồ chơi, vật dụng bị dính dịch bài tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu. Sau khoảng 2 tuần kể từ khi bị nhiễm vi khuẩn, dù không có các triệu chứng rõ rệt thì bệnh nhân vẫn có khả năng lây nhiễm cho người khác.

Vi khuẩn bạch hầu gây ảnh hưởng chủ yếu đến họng và mũi. Khi bị nhiễm khuẩn, các độc tố trong vi khuẩn bạch hầu sẽ xâm nhập vào máu, gây ra các lớp màng dày, màu xám ở: Mũi, họng, lưỡi, khí quản. Trong một số trường hợp, các độc tố này có thể gây tổn thương các cơ quan khác trong cơ thể như tim, não và thận gây nên những biến chứng nguy hiểm như viêm cơ tim, liệt hoặc suy thận.

Những người nào có nguy cơ cao mắc bệnh?

Thông thường, trẻ em được tiêm phòng bạch hầu từ khi mới sinh nên tỉ lệ mắc bệnh rất thấp. Tuy nhiên, ở những nơi có tỉ lệ tiêm chủng bạch hầu thấp thì bệnh vẫn có khả năng lây lan và bùng phát thành dịch. Ngoài trẻ em dưới 5 tuổi, người trên 60 tuổi thì những người không được tiêm vắc-xin đầy đủ, đúng lịch; đi đến nơi không tổ chức tiêm vắc-xin bạch hầu, mắc các rối loạn miễn dịch (bị AIDS), sống trong môi trường không đảm bảo vệ sinh hoặc đông đúc, chật hẹp là những người có nguy cơ cao dễ mắc bệnh bạch hầu.

Dấu hiệu nhận biết bệnh bạch hầu

Những triệu chứng của bệnh bạch hầu thường xuất hiện trong vòng 2-5 ngày sau khi bị nhiễm vi khuẩn. Một số người không biểu hiện rõ rệt trong khi số khác sẽ xuất hiện các triệu chứng nhẹ, thường bị nhầm lẫn là cảm lạnh thông thường. Các triệu chứng dễ nhận thấy nhất của bệnh bạch hầu là sốt, ớn lạnh, đau họng, ho, khàn tiếng, chán ăn. Sau 2-3 ngày, xuất hiện giả mạc (các mảng dính, nhớt) màu trắng ngà, xám hoặc đen ở hai bên thành họng và amidan. Giả mạc dai, nếu bóc ra sẽ bị chảy máu. Đây là dấu hiệu quan trọng nhất để nhận biết bệnh bạch hầu.

Nếu bệnh diễn tiến nặng bệnh nhân có thể cảm thấy khó thở, khó nuốt, sưng to ở cổ, thay đổi thị lực, nói lắp, da xanh xao, vã mồ hôi, rối loạn nhịp tim. Bệnh có thể qua khỏi hoặc ngày càng trầm trọng và khiến bệnh nhân tử vong trong vòng 6 đến 10 ngày.

Bệnh bạch hầu được chia thành 4 thể lâm sàng: Bạch hầu họng thể thông thường (70%), bạch hầu ác tính, bạch hầu thanh quản (26%), bạch hầu mũi (4%).

Làm thế nào để nhận biết bệnh bạch hầu? ảnh 1
Ngành y tế tỉnh Đắk Nông tổ chức phun khử khuẩn ngăn ngừa dịch bạch hầu.

Bạch hầu họng thể thông thường: Thời kỳ ủ bệnh 2-5 ngày thường không có triệu chứng lâm sàng. Sau đó người bệnh bị sốt nhẹ (38-38,5 độ C), sổ mũi, niêm mạc họng đỏ. Xuất hiện các chấm trắng mờ và mỏng, hạch dưới hàm đau và sưng to. Sau 2-3 ngày bệnh nhân cảm thấy nuốt vướng, đau cổ họng, mệt mỏi, xanh xao. Trong họng có nhiều màng trắng đục, dính vào lớp thượng bì bên dưới, khi bóc ra rất dễ chảy máu. Ở tình trạng nghiêm trọng da người bệnh trở nên xanh tái, mạch nhanh, huyết áp hạ.

Bạch hầu ác tính (gồm 2 thể):

-Thể tiên phát xuất hiện trong 1-2 ngày đầu với triệu chứng sốt cao (39-40 độ C) mệt mỏi, da xanh, nôn, nuốt đau, giả mạc lan nhanh 2 bên amiđan, hơi thở hôi, hạch cổ sưng to. Bệnh nhân dần tím tái, sốt cao, xuất huyết nhiều nơi, khi uống nước bị sộc ra mũi, huyết áp hạ, mạch nhanh, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

-Thể thứ phát xuất hiện sau bạch hầu họng thông thường do điều trị muộn.

Bạch hầu thanh quản: Thường do bạch hầu họng thể thông thường lan xuống, bệnh thường gặp ở trẻ còn bú mẹ. Triệu chứng ban đầu là vẻ mặt sợ hãi, ho khàn, thở rít, co kéo hõm ức. Tình trạng khó thở ngày càng tăng, nếu không điều trị kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Bạch hầu mũi: Hiếm gặp, thường gặp ở trẻ còn bú mẹ. Biểu hiện khởi phát là chảy nước mũi nhẹ, kéo dài vài ngày, có khi nước mũi lẫn máu. Triệu chứng có thể nhẹ nhưng vẫn có thể khiến bệnh nhân bị lở trong lỗ mũi và cánh mũi.

Cách phòng chống bệnh bạch hầu

Cho đến thời điểm này, tiêm vắc-xin vẫn là giải pháp phòng bệnh bạch hầu hiệu quả và an toàn nhất. Tuy nhiên, nếu chưa tiêm vắc- xin và tiếp xúc với vi khuẩn thì vẫn có thể nhiễm bệnh. Để phòng chống bệnh bạch hầu, người dân cần tuân thủ các biện pháp sau:

- Cho trẻ tiêm chủng vắc- xin phối hợp phòng bệnh bạch hầu đầy đủ, đúng lịch.

- Thường xuyên sát khuẩn tay bằng xà phòng; che kín miệng khi ho và hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, (đặc biệt là mũi, họng); tránh tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

- Giữ không gian xung quanh thoáng mát, sạch sẽ.

- Nếu xuất hiện các triệu chứng trên người bệnh phải nhanh chóng được đưa đi cách ly và đến các cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

- Người dân trong vùng dịch phải tuân thủ nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vắc-xin theo chỉ định, yêu cầu của cơ quan y tế.

TIN LIÊN QUAN
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.