Lan toả bản sắc văn hoá Tết truyền thống cùng “Happy Tết 2024"

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Ngày 16/1, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Mai Anh cho biết, tiếp nối thành công của các kỳ tổ chức vào dịp Tết Nguyên đán các năm vừa qua, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch Hà Nội phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long Hà Nội tổ chức chương trình “Happy Tết 2024" với chủ đề "Lan toả bản sắc văn hoá Tết truyền thống” từ ngày 24 - 28/1 tại Hoàng Thành Thăng Long.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Chương trình "Happy Tết 2024" là sự kết hợp độc đáo của nét truyền thống Tết Cung đình xưa với văn hoá Tết nay tạo nên không gian lan toả, linh thiêng và sống động với kỳ vọng sẽ để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp đối với các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, nhân dân, du khách trong và ngoài nước. Chương trình có quy mô 3.000 - 3.500 m2, được thiết kế, trang trí hoành tráng, công phu và đầy sáng tạo đã giới thiệu ngày Tết truyền thống, điểm đến du lịch, giá trị văn hóa, di sản... các vùng miền trên cả nước.

Chương trình bao gồm các không gian như “Chuyến tàu Quê hương”, “Không gian nhà Hà Nội xưa”, “Không gian Tết miền Trung”, “Không gian Tết miền Nam”, “Không gian Tết sắc màu Dân tộc”, “Không gian quảng bá ẩm thực” được sắp đặt dàn dựng cùng với các tiểu cảnh giới thiệu điểm đến du lịch nổi tiếng của Hà Nội như cầu Long Biên, chợ Đồng Xuân, chợ hoa Mê Linh, Tây Hồ... Đặc biệt là các gian hàng mô phỏng nhà phố Phái tái hiện phố cổ Hà Nội một thời giao thương tấp nập.

Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Mai Anh nhấn mạnh, “Happy Tết 2024” cũng là điểm đến xúc tiến thương mại và quảng bá du lịch và về quê ăn Tết của bà con kiều bào nước ngoài, du khách quốc tế đến với Thủ đô; là nơi kết nối giao thương của doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư tại Hà Nội, cũng là nơi để quảng bá các giá trị văn hóa, di sản, trưng bày sản phẩm, hàng tiêu dùng chất lượng cao phục vụ người dân trong dịp Tết.

Điểm nhấn cho chuỗi trải nghiệm không khí Tết là hình ảnh nhà ga với chuyến đi có ý nghĩa đặc biệt, đưa những người con về quê ăn tết. Ngoài ra, khu gian hàng quảng bá các sản phẩm đặc sản ngày tết được thiết kế mô phỏng nhà phố Phái, chợ Đồng Xuân. Đây là nơi để các địa phương giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, quảng bá hình ảnh, thương hiệu sản phẩm đặc trưng đến với du khách và bạn bè quốc tế.

Một số huyện, thị xã của thành phố Hà Nội đã đầu tư công phu, nâng tầm về tính chuyên nghiệp trong quảng bá xúc tiến thương mại, du lịch địa phương, ví dụ như huyện Ứng Hòa tổ chức trải nghiệm giã bánh dày truyền thống Vân Đình kết hợp trình diễn các công đoạn làm tăm hương của làng nghề Quảng Phú Cầu; thị xã Sơn Tây với những sản phẩm độc đáo của làng nghề sơn mài Đường Lâm và ẩm thực đặc trưng của xứ Đoài...

Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội Nguyễn Hồng Chi cho biết, mỗi năm gần dịp Tết, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội thường tổ chức chương trình “Tết Việt” nhằm phát huy giá trị văn hóa cung đình Thăng Long xưa. Đặc biệt, năm nay, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp cùng Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố Hà Nội tổ chức chương trình “Happy Tết” hứa hẹn sẽ mang đến màu sắc mới cho du khách tại Hà Nội cũng như cả nước khi đến thăm quan và du xuân tại khu Di sản.

Bà Nguyễn Hồng Chi cho biết thêm, để triển khai chương trình "Happy Tết 2024" thành công, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội đang gấp rút chuẩn bị từ khâu trang trí cảnh quan, các khu không gian trưng bày tại khu di sản. Trong thời gian diễn ra chương trình, Trung tâm sẽ giới thiệu đến du khách bộ phim 3D về nghi lễ Chính đán tại cung Thăng Long nhằm đem đến sự trải nghiệm thú vị cho du khách.

Bên cạnh đó, chương trình còn có các hoạt động bên lề như triển lãm ảnh, tư liệu về Tết xưa; chương trình biểu diễn nghệ thuật: ca trù, đờn ca tài tử, đêm nhạc trẻ “Tết đong đầy”. Các hoạt động trải nghiệm văn hoá, phong tục ngày tết truyền thống: Trình diễn mâm cỗ ngày Tết, gói bánh chưng, giã giò, bày mâm ngũ quả, tỉa hoa thuỷ tiên, hái lộc đầu năm, xin chữ, viết câu đối… cùng nhiều trò chơi dân gian truyền thống như nặn tò he, vẽ tranh, đập niêu, ném còn, bắt vịt…

Nhiều doanh nghiệp tham gia chương trình “Happy Tết 2024” cùng chung quan điểm cho rằng, đây thực sự là một trong những sự kiện quảng bá, xúc tiến thương mại, du lịch lớn nhất của thành phố Hà Nội nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn. Cùng với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị và các hoạt động trình diễn quy mô lớn, cộng đồng doanh nghiệp hy vọng người dân Thủ đô và du khách tham dự chương trình sẽ có những trải nghiệm thú vị và đầy ý nghĩa với “Happy Tết 2024” tại Hoàng Thành Thăng Long.

Theo báo cáo của Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố Hà Nội, tính đến ngày 6/12, thành phố Hà Nội thu hút 2,85 tỷ USD vốn FDI (tăng 61% so với cùng kỳ). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 10,4%. Bước sang năm 2024, Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố Hà Nội cùng các đơn vị liên quan sẽ tiếp tục bám sát định hướng phát triển kinh tế, xã hội của thành phố giai đoạn 2021-2025.

Đồng thời, Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố Hà Nội cũng đổi mới trong việc xúc tiến đầu tư, gắn kết với xúc tiến thương mại, du lịch cũng như gắn với hoạt động đối ngoại, văn hóa; tập trung vào các thị trường, quốc gia trọng điểm, các tập đoàn lớn để giới thiệu tiềm năng, lợi thế của thành phố; chú trọng và tăng cường thúc đẩy xúc tiến đầu tư tại chỗ; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vận dụng linh hoạt các chính sách, từng bước xây dựng môi trường đầu tư an toàn, hiệu quả.

Bên cạnh đó, các đơn vị cũng tiếp tục tổ chức các buổi gặp gỡ với các doanh nghiệp trong nước, nhà đầu tư FDI nhằm tạo sự gắn kết giữa chính quyền, lãnh đạo các cấp với cộng đồng doanh nghiệp; tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, minh bạch và công bằng để các nhà đầu tư kinh doanh thành công và phát triển bền vững, đồng hành với sự phát triển của Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.