Làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông: Đau đáu nỗi lo thất truyền

Làng Vạn Phúc - Hà Đông được biết đến là nơi có nghề dệt lụa tơ tằm 1000 năm tuổi duy nhất ở Việt Nam còn hoạt động đến ngày nay. Lụa ở nơi đây từng được người Pháp ca ngợi là “đệ nhất tinh xảo của Đông Dương”. Song, thực tế người làm lụa đang từng ngày sống thoi thóp với nghề truyền thống.
Làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông: Đau đáu nỗi lo thất truyền

Về làng Vạn Phúc, những tấm vải, quần áo từ lụa đủ màu sắc được bày bán la liệt nhưng “bóng chiếc thoi đưa” giờ đã thưa vắng.

Làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông: Đau đáu nỗi lo thất truyền - anh 1

Cổng làng lụa 1000 năm Vạn Phúc - Hà Đông

Về làng lụa Vạn Phúc để mua cây cảnh?

Thời hoàng kim, làng lụa Vạn Phúc Hà Đông có tới 800 máy dệt chạy ầm ầm suốt ngày đêm phục vụ nhu cầu đông đảo của thị trường. Nay, con số này chỉ còn hơn 200, phần nhiều trong số đó lại hoạt động cầm chừng, không ít máy còn đắp chiếu để đấy.

Vạn Phúc nay đã từ làng lên phố, người dân nơi đây sống bằng nhiều nghề. Họ xếp những chiếc máy dệt lụa cồng kềnh vào một chỗ để nhường đất cho hàng quán buôn bán đủ loại, những nhà trọ cho thuê và làm chợ cây. Một góc của làng Vạn Phúc bây giờ trở thành chợ buôn bán sinh vật cảnh đủ loại ồn ào, tấp nập. Thậm chí, người làng Vạn Phúc bây giờ chán quay tơ dệt lụa mà chuyển sang đi buôn bất động sản.

Làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông: Đau đáu nỗi lo thất truyền - anh 2

Một góc làng Vạn Phúc trở thành chợ buôn bán cây cảnh

Số lượng người sống được nhờ nghề lụa hiện nay không nhiều. Cô Nguyễn Thị Nghĩa, một thợ dệt lụa lâu năm cho biết: “Mỗi khung cửi, nếu làm việc 8 tiếng/ ngày chỉ được khoảng 100 nghìn đồng, thu nhập của người làm lụa chỉ được khoảng 3 triệu đồng mỗi tháng. Để thu nhập đạt mức 4-5 triệu nhiều hộ còn làm từ 5 giờ sáng tới 11 giờ đêm”.

Hiện tại, chỉ có những người cực kì tâm huyết với nghề của ông cha hoặc những người không thể làm được công việc gì khác mới dệt lụa. Những hộ gia đình ở đây hầu hết hoạt động mang tính chất cầm chừng chứ chưa dám đầu tư lớn vì lụa ở đây bán ra hiện nay đang rất chậm.

Làng lụa Vạn Phúc…trăm mối tơ vò!

Lụa Vạn Phúc cũng đang có nguy cơ mai một vì “tre đã già mà măng chưa mọc”. Theo ông Phạm Khắc Hà, chủ tịch Hiệp hội làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, Hà Đông thì hiện nay số lượng người tham gia sản xuất lụa chủ yếu ở độ tuổi từ 45 – 65 tuổi. Hiện tại chỉ có 2 thanh niên khoảng tầm tuổi 30 còn theo đuổi với nghề.

Đây cũng là trăn trở của nhiều nhiều gia đình nghệ nhân dệt lụa, ông Hà bộc bạch: “các cháu thanh niên ra ngoài học đại học rồi theo ngành đã chọn, không có mấy người gắn bó với nghề. Chỉ có những cháu không xin được việc hoặc không đi làm nghề gì mới làm ở nhà dệt lụa”.

Làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông: Đau đáu nỗi lo thất truyền - anh 3

Người làm lụa ở Vạn Phúc chủ yếu ở độ tuổi trung niên, rất hiếm người trẻ mưu sinh bằng công việc này

Cô Nguyễn Thị Nghĩa, một nghệ nhân trong làng cho biết: “Cháu trai của cô học xong cao đẳng Bách khoa, còn ở nhà chờ việc chứ cũng không thích đi theo nghề dệt lụa của cha ông, vì thu nhập thấp mà lại vất vả”.

Bản thân ông Hà cùng nhiều người trong làng rất muốn truyền nghề cho những người dân nhập cư tới đây sinh sống. Tuy nhiên đặc trưng của nghề dệt lụa phải học dần dần từ những chi tiết rất nhỏ, tỉ mẩn, cẩn thận nhưng cũng không kém phần phức tạp, song thu nhập lại không cao nên chẳng mấy người mặn mà.

Làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông: Đau đáu nỗi lo thất truyền - anh 4

Ở làng lụa 1000 năm này, máy dệt lụa của nhiều gia đình bị bỏ xó

Khó khăn cũng bủa vây người dệt lụa khi tình trạng nguyên liệu đầu vào tăng vọt. Với lụa Vạn Phúc, tơ chính là nguyên liệu sản xuất. Trước kia, ở vùng ven bãi bồi các sông lớn ở các tỉnh như Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên, người dân trồng dâu nuôi tằm rất nhiều song hiện tại không còn. Nguyên liệu tơ tằm ở Hà Đông chỉ nhập ở Đà Lạt với mức giá cao, những vụ giáp hạt giá tơ còn tăng lên vùn vụt theo ngày.

Chú Quý, người làm nghề dệt lụa hơn 20 năm ở làng Vạn Phúc, cho hay: “Từ năm 2008 trở lại đây, giá tơ nguyên liệu và giá thuê nhân công đã tăng gấp đôi. Song, giá thành của vải lụa lại không tăng là bao. Hàng dệt ra cũng khó tiêu thụ. Có lúc dệt lụa còn bị lỗ, nhiều gia đình lỗ kéo dài nên phải chuyển sang nghề khác.

Làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông: Đau đáu nỗi lo thất truyền - anh 5

Lụa Vạn Phúc - Hà Đông

Lụa Vạn Phúc còn phải cạnh tranh gay gắt đối với lụa Trung Quốc giá rẻ được nhập ồ ạt về Việt Nam. So với lụa Trung Quốc màu sắc đẹp, kiểu dáng đa dạng, hiện đại chỉ có giá từ 50- 80.000 đồng.

Trong khi đó, giá lụa dệt bằng lụa tơ tằm giá khá cao từ 180 – 500.000 đồng/mét; những loại lụa dệt bằng sợi tơ nhân tạo cũng lên tới 80 – 120.000 đồng/mét. Chạy theo lợi nhuận, không ít các hộ gia đình trộn lụa Trung Quốc vào hàng để bán. Người không biết sẽ dễ dàng bị lừa. Dần dần lụa Vạn Phúc tự đánh mất mình khi du khách đến chơi ở làng lụa truyền tai nhau lụa đã kém sắc. Trong một số hộ gia đình hiện nay còn trộn tơ nhân tạo với tơ tằm để dệt.

Làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông: Đau đáu nỗi lo thất truyền - anh 6

Ông Phạm Khắc Hà - Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Dệt lụa Vạn Phúc

Để cứu làng nghề lụa 1000 năm tuổi nghề này, theo ông Phạm Khắc Hà, chủ tịch Hiệp hội làng nghề dệt lụa Vạn Phúc cho hay: “Chúng tôi thường xuyên quảng bá thương hiệu lụa thông qua các hội chợ, triển lãm. Vận động các hộ gia đình in logo “Lụa Vạn Phúc” lên vải để khẳng định bản quyền. Khuyến khích động viên các nghệ nhân thường xuyên cải tiến mẫu mã, hoa văn, màu sắc đa dạng hiện đại để nắm bắt với xu thế hiện nay. Sắp tới địa phương hoàn thành khu chợ lụa ở trung tâm làng, các hộ kinh doanh ở đó sẽ phải tuân thủ nghiêm ngặt những qui định do hiệp hội đề ra để lụa bán ra đạt 100% Vạn Phúc, gây dựng uy tín với khách hàng. Đồng thời tiếp cận với các thị trường nước ngoài giúp nâng cao thu nhập của thợ dệt lụa….”

>>>Xem thêm:

1. Hội An lọt top 10 thành phố có dòng kênh nổi tiếng nhất thế giới

2. Khám phá vẻ đẹp thâm trầm của những thành phố cổ Unesco vinh danh

3. Tháp Rùa và chuyện ít người biết

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.