Lãng phí tài sản công - Bài 2: Những mảng tối đang chờ lộ sáng?!

(Ngày Nay) - Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cho hai bệnh viện Lao Phổi Bình Dương và Tâm Thần Bình Dương với tổng quy mô 600 giường bệnh, không bao gồm trang thiết bị y tế đi kèm có tổng kinh phí lên tới hơn 500 tỷ đồng khiến cho dư luận không khỏi ta thán “đây là giường bệnh đắt nhất hành tinh”. Chưa hết, dự án mới xong giai đoạn 1, xây xong bỏ đó, chưa hoạt động đã có dấu hiệu xuống cấp… nhưng nhà thầu thi công đã được thanh toán hơn 350 tỷ đồng (tức gần 70% khối lượng công trình) cho tổng kinh phí cả 2 giai đoạn. 
Toàn cảnh bệnh viện Lao Phổi Bình Dương. Ảnh: Nguyễn Tiến Đạt
Toàn cảnh bệnh viện Lao Phổi Bình Dương. Ảnh: Nguyễn Tiến Đạt

Những “chiếc giường đắt nhất hành tinh?!”

Đầu tháng 10/2020, sau hơn 1 tuần liên hệ với cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương, phóng viên Ngày Nay đã nhận được lịch hẹn làm việc. Tuy nhiên tại buổi tiếp xúc này, ông Nguyễn Thanh Bình, trưởng ban 2 thuộc Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng tỉnh Bình Dương cho biết sẽ cung cấp thông tin cho báo chí, nhưng lại khẳng định không phải người phát ngôn chính thức. Ông Bình cũng cam kết những nội dung cung cấp tại buổi làm việc là thông tin chính xác. Theo đó, ông Bình khẳng định, dự án chia làm 2 giai đoạn. Hiện giai đoạn 1 đã hoàn tất từ tháng 6-2018. Giai đoạn 2 thì còn chờ chủ trương của tỉnh và ông chưa biết bao giờ triển khai.

“Khoảng 500 tỷ đồng là tổng kinh phí dự án xây dựng cơ bản cho 2 bệnh viện Lao Phổi Bình Dương và Tâm Thần Bình Dương. Còn kinh phí mua sắm trang thiết bị, vật tư có dự án mua sắm riêng. Trong tổng số kinh phí, đến nay, chủ đầu tư chi trả cho nhà thầu là khoảng 350 tỷ đồng (70% tổng kinh phí cho cả 2 giai đoạn của dự án). Chúng tôi thanh toán theo tiến độ, khối lượng. Hiện công tác xây dựng cơ bản giai đoạn 1 đã hoàn tất, mỗi bệnh viện đã xây dựng được 150 giường và triển khai thêm một phần hạng mục cho giai đoạn còn lại. Trên cơ sở đó, chủ đầu tư đã thanh toán cho nhà thầu xây dựng khoảng 180 tỷ đồng/bệnh viện”, ông Bình khẳng định. Như vậy, nếu tính theo mức thanh toán giai đoạn 1 (180 tỷ/150 giường) thì bình quân xây dựng cơ bản một giường bệnh có chi phí hơn 1 tỷ đồng. Nếu tính theo phê duyệt tổng vốn đầu tư là 500 tỷ đồng trên quy mô đầu tư 600 giường thì mỗi giường gần 1 tỷ đồng.

Lãng phí tài sản công - Bài 2: Những mảng tối đang chờ lộ sáng?! ảnh 1

Khoảng 500 tỷ đồng là tổng kinh phí dự án xây dựng cơ bản cho 2 bệnh viện Lao Phổi Bình Dương và Tâm Thần Bình Dương. Ảnh: Nguyễn Tiến Đạt

Một chuyên gia xây dựng cho biết: “Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 2012 về xây dựng bệnh viện đa khoa, diện tích sàn cho phòng bệnh một giường là từ 9-12 m2. Phòng hai giường từ 15-18 m2, bốn năm giường là 32-36 m2. Với phòng 4 giường, tính theo chi phí phê duyệt dự án, mỗi phòng 32m2 có chi phí gần 4 tỷ đồng. Với số tiền này có thể mua một căn hộ hạng sang ở trung tâm thành phố lớn với diện tích gấp 2-3 lần phòng bệnh 4 giường ở hai bệnh viện nêu trên.

Dù vẫn biết rằng không chỉ xây dựng nơi kê giường mà còn phải có các khu phụ trợ như hành lang, cầu thang, các phòng chức năng, khu khám bệnh… nhưng thời điểm 2015 tôi được biết, các bệnh viện lớn ở TP.HCM nếu xây dựng và đầu tư trang thiết bị đi kèm, tùy theo nhu cầu, chức năng, chuyên khoa… cũng chỉ trên dưới 1 tỷ đồng/giường. Chứ xây dựng cơ bản không thì chưa bao giờ có mức giá đó. Xây thô mà cỡ đó thì quả là đắt nhất hành tinh. Điều đáng nói là dù đắt như vậy nhưng đến nay cả 2 công trình trên vẫn vô dụng. Thậm chí còn tốn thêm chi phí sửa chữa, quản lý…”.

Lãng phí tài sản công - Bài 2: Những mảng tối đang chờ lộ sáng?! ảnh 2

Nếu tính theo phê duyệt tổng vốn đầu tư là 500 tỷ đồng trên quy mô đầu tư 600 giường thì mỗi giường gần 1 tỷ đồng. Ảnh: Nguyễn Tiến Đạt

Khi bệnh viện thành... của ôi!

Theo tìm hiểu của phóng viên, tháng 6/2018 công trình hoàn thành giai đoạn 1. Ban Quản lý dư án đầu tư xây dựng tỉnh Bình Dương tiến hành nghiệm thu, bàn giao bệnh viện Lao Phổi cho ngành Y tế. Còn bệnh viện Tâm Thần, Ban Quản lý đầu tư xây dựng đã “năm lần bảy lượt” gửi công văn đề nghị bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương tiếp nhận nhưng vẫn không bàn giao được. Đến năm 2019, không hiểu vì lý do gì, người ta bất ngờ chuyển đổi công năng 2 công trình dang dở trên thành 2 chuyên khoa Nhi và Nhiễm để bàn giao cho bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương. 

Điều đáng nói là, bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương chỉ dám nhận công trình bệnh viện Lao Phổi để làm khoa Nhi chứ không nhận công trình bệnh viện Tâm Thần để làm khoa Nhiễm. Thậm chí họ (bệnh viện đa khoa tỉnh - PV) sau khi tiếp nhận bệnh viện Lao Phổi để chuyển đổi công năng thành khoa Nhi, do có nhiều hạng mục không phù hợp với chức năng, công năng cho bệnh nhân trẻ em nên phải đề xuất xin thêm kinh phí để cải tạo, chỉnh sửa lại. Còn bệnh viện Tâm Thần, đơn vị thụ hưởng vẫn chưa nhận.

Lãng phí tài sản công - Bài 2: Những mảng tối đang chờ lộ sáng?! ảnh 3

Trang thiết bị, vật tư trong hai bệnh viện hầu như không có gì. Ảnh: Nguyễn Tiến Đạt

Dù khẳng định với phóng viên là quá trình xây dựng, thiết kế, thành lập dự án đều có sự tham mưu, tư vấn góp ý của các sở, ban, ngành… nhất là ngành y tế nhưng ông Bình cũng không thể nói rõ nguyên nhân vì sao công trình bệnh viện Tâm Thần xây xong lại không nghiệm thu được và vì sao phải chuyển đổi công năng, chức năng của 2 bệnh viện trên thành 2 chuyên khoa của bệnh viện Đa khoa tỉnh. Việc chuyển đổi công năng, chuyên ngành sẽ ảnh hưởng thế nào khi thiết kế cho mục đích khác. Liệu có đội vốn và phù hợp với mục tiêu, nhu cầu đề ra hay không?. 

Ông Bình khẳng định khi thành lập dự án xây dựng hai bệnh viện đều dưa trên đánh giá kỹ về nhu cầu, xu hướng, định hướng đến năm 2020 của tỉnh. Nhưng đến nay câu hỏi mà chúng tôi gửi cho Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Bình Dương vẫn không có câu trả lời thỏa đáng. Vì sao dự án lại tách ra? Sao lại chia ra 2 giai đoạn, và khi giai đoạn 1 đã xong cách đây từ tháng 6-2018 mà đến nay giai đoạn 2 thì vẫn chưa thấy động tĩnh gì?. Ban quản lý giải thích thế nào khi chuyển đổi công năng thì những bệnh nhân Tâm Thần, Lao Phổi sẽ đi đâu điều trị?. Việc chuyển đổi sang chuyên khoa Nhi, Nhiễm có được đánh giá trên nhu cầu thực tế không, nếu có thì sao công trình trên mấy năm qua vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt”?.

Chưa kể, một bệnh viện chuyên khoa đòi hỏi việc thiết kế công trình phải có sự đồng bộ giữa xây dựng và lắp đặt trang thiết bị đi kèm, vậy thì tại sao dự án xây dựng bệnh viện mới nhưng lại tách dự án xây dựng riêng, dự án mua sắm trang thiết bị riêng, sau đó thì chuyển đổi công năng. Việc chuyển đổi công năng khác với thiết kế ban đầu có làm thay đổi chỉ phí đầu tư không? Nếu thay đổi thì sẽ điều chỉnh thể nào?

Bơ vơ sau khi hiến đất xây bệnh viện

Hơn chục hộ dân phải đi dời khỏi mảnh đất mà nhiều năm qua họ canh tác, sinh sống để nhường đất cho việc xây dựng hai bệnh viện Lao Phổi Bình Dương và Tâm Thần Bình Dương. Nhưng đến nay, bệnh viện thì bỏ hoang, còn những người nhường đất đi chỗ mới định cư sinh sống thì vẫn lo lắng vì phần đất họ được cấp đền bù lại chưa có sổ hồng... Nhiều hộ dân lo lắng và bức xúc cho biết: “Do không có sổ đỏ nên họ không thể nào vay vốn ngân hàng hay chuyển nhượng đất đai”. Họ lo rằng, một ngày nào đó có việc thì bản thân họ sẽ gặp không ít phiền phức vì không có giấy tờ gì trong tay. Các hộ dân này đã nhiều lần làm đơn gửi lên các cấp chính quyền như UBND Thị xã Tân Uyên, UBND tỉnh Bình Dương, thậm chí là Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Dương để khiếu nại về vụ việc nhưng đến nay mọi chuyện vẫn không có gì thay đổi.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?