Làng trẻ em SOS Thanh Hóa - Mái ấm của những mảnh đời lang thang

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Là những mảnh đời cơ nhỡ với xuất thân khác nhau, nhưng khi đến với Làng trẻ em SOS Thanh Hóa, các em đã có nơi để được yêu thương, che chở và dạy dỗ - nơi các em có thể yên tâm gọi đó là "nhà". 
Khuôn viên rộng 2,4 ha của Làng trẻ em SOS Thanh Hóa. Ảnh: Thùy Dung.
Khuôn viên rộng 2,4 ha của Làng trẻ em SOS Thanh Hóa. Ảnh: Thùy Dung.

Nằm trên đường Lê Lai, thuộc xã Quảng Hưng, thành phố Thanh Hóa, Làng trẻ em SOS Thanh Hóa là mái ấm tình thương luôn rộn ràng tiếng nói cười của các mẹ, các dì cùng 141 em nhỏ mồ côi đang sinh sống tại nơi đây.

Mỗi em đến với Làng đều mang một nỗi niềm và câu chuyện riêng, điểm chung duy nhất chính là sự thiếu vắng tình thương, chăm sóc của cha mẹ ngay từ ngày tấm bé. Biết được hoàn cảnh các em, các tổ chức địa phương, xã hội và cán bộ Làng SOS đã mang các em về đây với tâm nguyện cho các em một mái nhà - một gia đình thứ hai.

Hiện 141 mảnh đời đang được nuôi dưỡng tại 13 ngôi nhà trong khuôn viên Làng trẻ em SOS Thanh Hóa. Mỗi ngôi nhà ứng với một gia đình nhỏ gồm một mẹ và từ 11 đến 12 người con. Các em ở trong những ngôi nhà được đặt tên theo loài hoa như Thiên Lý, Mẫu Đơn, Sen, Hồng, Tuylip… Đây đã trở thành nơi che chở, bù đắp cuộc đời của các em nhỏ côi cút đến từ mọi miền xứ Thanh.

Làng trẻ em SOS Thanh Hóa - Mái ấm của những mảnh đời lang thang ảnh 1

Những tấm ảnh gia đình của các em được các mẹ sưu tầm và treo trong nhà. Ảnh: Thùy Dung

Chị Lê Thị Bình – Cán bộ giáo dục của Làng trẻ em SOS Thanh Hóa cho biết: “Các em ở đây đều sở hữu hoàn cảnh đặc biệt, bị bố dượng bạo hành, bị bỏ rơi tại bệnh viện hoặc thậm chí ngay trước cổng Làng khi vừa mới chào đời. Những ngày đầu tiên tới sống tại Làng, đa phần các em khá nhút nhát, tỏ ra phòng vệ, nhờ sự quan tâm, chăm sóc của các mẹ, các anh chị em trong gia đình mới tự tin, vui vẻ, hoạt bát hơn.”

Sống trong Làng SOS, những em nhỏ được chăm sóc chu đáo trên mọi phương diện. Từ cấp Mẫu giáo cho đến hết Tiểu học, các em được theo học tại một ngôi trường gần đó. Đến cấp Trung học, tùy theo năng lực mà từng em sẽ theo học đến hết Đại học hoặc học nghề. Ngoài ra có các giai đoạn “bán tự lập 1”, “bán tự lập 2” để giúp đỡ các em trong quá trình tìm việc cho đến khi các em lập gia đình riêng. Làng cũng tổ chức nhiều buổi thăm khám sức khỏe định kỳ, các hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao cộng đồng…

Làng trẻ em SOS Thanh Hóa - Mái ấm của những mảnh đời lang thang ảnh 2

Các em nhỏ thích thú trong buổi giao lưu cùng Ban lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa trong kỳ nghỉ lễ 30/4. Ảnh: Thùy Dung

Thời gian thấm thoát thoi đưa, cô bé B.D.H 5 ngày tuổi hôm nào giờ đã khôn lớn, em kể về mẹ và ngôi nhà mình đang sống bằng cặp mắt long lanh: “Em chỉ học buổi sáng thôi còn buổi chiều sẽ ở nhà chơi hoặc là giúp mẹ trông em. Ăn tối xong em cùng mẹ và các em ăn hoa quả và xem tivi. Vào mùa tựu trường hay những ngày lễ đặc biệt hàng năm, tụi em còn được mẹ đưa ra chợ mua quần áo mới.”

Làng trẻ em SOS Thanh Hóa - Mái ấm của những mảnh đời lang thang ảnh 3

Bữa cơm trưa đạm bạc nhưng đong đầy tình thương của em H và gia đình nhỏ. Ảnh: Thùy Dung

Em H chia sẻ thêm, đợt dịch COVID-19 vừa rồi mặc dù gặp nhiều khó khăn trong việc học online, nhưng Ban giám đốc của Làng trẻ vẫn luôn cố gắng giúp đỡ, tạo môi trường học tập tốt nhất có thể cho các em. Ngoài việc trang bị phòng máy tính hiện đại, mỗi nhà còn được cung cấp một máy tính riêng, cho mượn điện thoại để phục vụ nhu cầu các em học trực tuyến.

Vào mỗi buổi chiều, sau giờ học, sân bóng trước nhà chính là điểm hẹn yêu thích của các bạn nhỏ để cùng tập thể dục, cùng chơi đá bóng, nô đùa hay ngồi tâm sự với nhau.

Làng trẻ em SOS Thanh Hóa - Mái ấm của những mảnh đời lang thang ảnh 4

Dù ở đâu, làm gì cũng có thể dễ dàng bắt gặp những nụ cười của các em rạng rỡ nở trên môi.

Sống trong một thế giới tràn đầy tình yêu thương, nhưng các em cũng không tránh khỏi những phút chạnh lòng, thắc mắc về bản thân và buồn vì mình là “trẻ làng S”. Nhưng không vì vậy mà các em gục ngã trước số phận, tự ti, mặc cảm với hoàn cảnh của mình. Có thể nói sự hồn nhiên, vô tư hiện diện trên nụ cười của mỗi em chính là thành quả của sự nỗ lực bù đắp của các mẹ, các dì tại Làng trẻ em SOS Thanh Hóa.

Bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam. Ảnh: baochinhphu.vn
Xuất bản bộ sách 14 tập về lịch sử quân sự Việt Nam
(Ngày Nay) - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa tổ chức xuất bản lần thứ ba bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam của Viện Lịch sử quân sự nhằm tiếp tục truyền bá tri thức lịch sử quân sự dân tộc tới các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế. Đây là một trong những hoạt động hướng tới các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp chiều 5/11/2024. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Chống lãng phí, khai thác hiệu quả tài sản công
(Ngày Nay) - Các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thu - chi ngân sách nhà nước, cơ cấu ngân sách theo hướng bền vững, tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống lãng phí.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.