Lâu đài Wartburg

[Ngày Nay] - Lâu đài Wartburg nằm trên một vách đá cheo leo cao 410m ở Tây Nam bang Thuringia.
Lâu đài Wartburg

Lâu đài này được Bá tước Ludwig der Springer xây dựng vào năm 1067. Cho đến năm 1440, Wartburg là nơi đóng đô của các lãnh chúa vùng Thuringia và là trung tâm văn hóa của giới quý tộc Đức thời bấy giờ.

Lâu đài Wartburg bắt đầu từ tòa cung điện bằng đá được coi là kiệt tác của nghệ thuật kiến trúc hậu La Mã. Cung điện này được xây dựng từ năm 1156 đến năm 1172, với 200 cây cột được chạm trổ rất tinh xảo tượng trưng cho sự sung túc và quyền lực của đế chế Đức. Kế bên cung điện bằng đá là phòng hiệp sĩ, nơi nghỉ ngơi của các hiệp sĩ và các chiến binh của lãnh chúa. Đây là một kiến trúc mái vòm tiêu biểu của phong cách Romance, với một cột trụ đồ sộ ở trung tâm và các thanh xà trang trí cầu kỳ và những tấm đá lát tường xuất xứ từ vùng Eisenach. Tiếp đến là phòng ăn tối của lãnh chúa, nơi đang trưng bày những sưu tập cổ vật quý giá hàng trăm năm tuổi. Phòng kế tiếp là nơi nữ thánh Elizabeth từng cư ngụ từ năm 1211 đến năm 1228. Ngày nay, căn phòng này được coi là một kiệt tác của nghệ thuật Mosaic (nghệ thuật ghép mảnh) ở châu Âu.

Lâu đài Wartburg ảnh 1

Một kiến trúc đáng chú ý khác là nhà nguyện, nơi có những bức bích họa khổng lồ miêu tả 6 tông đồ của Chúa Jesus, cùng với những hàng cột, những chiếc chậu thánh tẩy và cây thánh giá có hình Chúa Jesus… đều là những hiện vật nguyên gốc, mang đậm dấu ấn của trường phái Romance.

Năm 1840, kế hoạch trùng tu và tôn tạo Wartburg được Đại Công tước Carl Alexander von Sachsen - Weimar - Eisenach, chủ nhân của tòa lâu đài khởi xướng. Chủ trì thi công là kiến trúc sư trưởng Hugo von Ritgen - người đã đem đến cho lâu đài vẻ bề ngoài hiện nay.

Lâu đài Wartburg ảnh 2

Wartburg là nơi mà Martin Luther (1483 - 1546), nhà thần học người Đức và là tu sĩ dòng Augustine, đã rao giảng luận thuyết của mình về cải cách tôn giáo. Tư tưởng của ông phải sự phản ứng dữ dội từ Giáo hội Công giáo La Mã. Để trốn tránh sự tầm nã của Giáo hội và của hoàng đế Karl V, Martin Luther phải ẩn dật ở Wartburg trong suốt 10 tháng. Tại đây, ông đã dịch Kinh Tân ước từ tiếng gốc Hy Lạp sang tiếng Đức và đã viết 14 luận văn về thần học và cải cách tôn giáo.

Lâu đài Wartburg ảnh 3

Wartburg cũng là nơi mà hơn 500 sinh viên của 11 trường đại học ở Đức đã tụ họp vào ngày 18/10/1817 để kỷ niệm 300 năm Ngày của phong trào cải cách ở châu Âu và kỷ niệm lần thứ 4 chiến thắng vẻ vang của người Đức trước đạo quân hùng mạnh của Napoléon ở Leipzig vào năm 1813.

Lâu đài Wartburg ảnh 4

Wartburg là “độc nhất vô nhị” ở nước Đức bởi lịch sử tồn tại của lâu đài này được ghi dấu bởi những sự kiện hòa bình chứ không phải là những cuộc giao tranh đẫm máu như những lâu đài khác.

Năm 1999, UNESCO đã liệt kê lâu đài này vào danh sách di sản thế giới. Theo đánh giá của UNESCO thì lâu đài này là “công trình nổi bật của thời kỳ phong kiến ở Trung Âu”, “có giá trị văn hoá toàn cầu”. 

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.