Lâu đài Fontainebleau

[Ngày Nay] - Lâu đài Fontainebleau lưu giữ nhiều dấu ấn các triều đại hoàng đế của nước Pháp và là một kiệt tác kiến trúc kết hợp phong cách Pháp và Italia.
Lâu đài Fontainebleau

Lâu đài nằm ở thành phố Fontainebleau, cách thủ đô Paris khoảng 50 km về phía Nam, nằm giữa một khu rừng rộng tới 17.000 ha. Ban đầu nơi đây là khu săn bắn nằm ở ven rừng Fontaineblea của các vị vua Pháp trong suốt 8 thế kỷ. Mỗi vị vua đến ở đây trong hai tháng vào mùa đi săn và đều cho xây dựng thêm các toà nhà có kiến trúc thời Trung cổ. Sau nhiều đời vua, tòa lâu đài này đã ngày càng rộng lớn và là dinh thự hoàng gia của nước Pháp từ thời vua Francois I cho tới thời Hoàng đế Napoleon III. Lâu đài Fontainebleau gồm hai phần kiến trúc, kiến trúc cung điện và kiến trúc công viên.

Lâu đài Fontainebleau ảnh 1

Tòa lâu đài đầu tiên được xây dựng vào năm 1137. Đến năm 1214, dưới triều đại vua Saint Louis (1214 – 1270) lâu đài được nới rộng quy mô. Năm 1494 – 1547, dưới triều đại vua Francois, lâu đài tiếp tục được xây dựng và tân trang theo kiến trúc Phục Hưng. Vua Francois đã cho phá hủy nhiều phần công trình cũ để xây dựng mới và ông mời họa sĩ người Italia Rosso Fiorentino tới thiết kế và phụ trách xây dựng. Vua Francois còn đích thân thị sát, theo dõi tiến trình xây dựng và trang trí lâu đài. Trong lâu đài có một hành lang dài tới 60 mét trưng bày nhiều bức tranh đắt giá, nổi tiếng của thời kỳ Phục Hưng. Phòng khiêu vũ của lâu đài có diện tích lên tới 300 m2 được thiết kế vô cùng lộng lẫy, xa hoa để đáp ứng các buổi yến tiệc hoàng gia.

Lâu đài Fontainebleau ảnh 2
Lâu đài Fontainebleau ảnh 3
Lâu đài Fontainebleau ảnh 4
Lâu đài Fontainebleau ảnh 5

Lâu đài Fontainebleau được hoàn thành dưới thời vua Henri II, con trai của François I và trở thành hình mẫu trong kiến trúc ở khắp khu vực Tây Âu. Trong thời kỳ diễn ra cách mạng Pháp, toàn bộ đồ đạc của Lâu đài Fontainebleau đã bị mang đi. Lâu đài trở thành trại lính và sau đó là nhà tù. Năm 1804, hoàng đế Napoléon đã khôi phục lại vị thế của Fontainebleau khi trưng bày lại đồ đạc và thường xuyên tổ chức những buổi tiệc, buổi hòa nhạc tại đây. Năm 1814,hoàng đế Napoléon đã ký tuyên bố thoái vị tại đây. Năm 1946, Lâu đài Fontainebleau là nơi diễn ra Hội nghị Fontainebleau lịch sửvề hòa bình cho Đông Dương giữa chính phủ Pháp và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

UNESCO đã công nhận Lâu đài Fontainebleau của Pháp là Di sản văn hóa thế giới năm 1981.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.