Lễ dâng hương khai Xuân tại Hoàng thành Thăng Long

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Đây là nghi lễ Tết tiêu biểu của cung đình xưa nằm trong chuỗi hoạt động Tết Việt chào Xuân Giáp Thìn 2024 do Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội tái hiện.
Lễ dâng hương khai Xuân tại Hoàng thành Thăng Long

Ngày 18/2 (mùng 9 tháng Giêng), Lễ dâng hương khai Xuân Giáp Thìn 2024 tại Điện Kính Thiên – Khu di sản Hoàng thành Thăng Long do Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội phối hợp với Hội Di sản văn hóa Thăng Long – Hà Nội tổ chức, đã diễn ra với nhiều nghi thức đặc sắc.

Lễ dâng hương được tổ chức thường niên với ý nghĩa hướng về cội nguồn tiên tổ, tri ân công đức các bậc tiên đế, các vị vua anh minh, các bậc hiền tài có công với nước, đồng thời tôn vinh các giá trị truyền thống của Thăng Long - Hà Nội. Nhiều nghi thức truyền thống được tổ chức trang trọng như: Lễ dâng hương, lễ khai ấn, tế lễ, lễ rước, biểu diễn trống hội và múa Rồng.

Tham gia lễ dâng hương khai Xuân có các đại biểu Trung ương, thành phố Hà Nội. Tham gia thực hành nghi lễ có các đội Rồng làng Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì); đội trống hội Đông Anh; đội tế nam Hoàng Mai; đội dâng hương nữ đình, đền Sở Thượng (phường Yên Sở, quận Hoàng Mai) cùng hội viên các Chi hội thuộc Hội Di sản Văn hóa Thăng Long - Hà Nội.

Chương trình mở màn bằng màn biểu diễn trống hội Thăng Long thể hiện khí phách hào hùng của Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến và màn múa Rồng tái hiện hình ảnh con Rồng cháu Tiên, với mong ước mưa thuận gió hòa, nhân khang vật thịnh, quốc thái dân an, nêu cao tinh thần thượng võ và truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc.

Tiếp đến là lễ dâng hương của các đại biểu tại Điện Kính Thiên và nghi thức khai ấn bên trong Điện Kính Thiên.

Phần tế lễ diễn ra với đoàn rước từ Đoan Môn vào sân Điện Kính Thiên, biểu diễn trống hội và múa Rồng, hành lễ tế nam quan (dâng chúc văn lễ dâng hương), dâng hương nữ và lễ dâng hương của các đoàn.

Từ nhiều năm nay, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội đã nghiên cứu tái hiện nhiều nghi lễ cung đình dịp Tết Nguyên đán như: Lễ cúng táo quân, lễ tiến lịch, lễ tiến xuân ngưu (lễ rước trâu đất và thần Câu mang), lễ phất thức (lau rửa và niêm phong ấn), lễ cáp hưởng (mời các vị tiên đế về ăn Tết), lễ thướng tiêu (dựng cây nêu), lễ khai hạ (hạ cây nêu), lễ khai ấn (mở ấn)... Việc tái hiện nhằm phát huy giá trị các nghi lễ Tết tiêu biểu của cung đình cũng như các giá trị văn hóa Thăng Long – Hà Nội.

Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Đoàn Kết, quận Hai Bà Trưng. Ảnh tư liệu: Hoàng Hiếu/TTXVN
Học sinh Hà Nội mong phương án tuyển sinh lớp 10 sớm được công bố
(Ngày Nay) - Năm học 2024 - 2025 đã đi qua gần hết học kỳ 1, song các nhà trường, học sinh lớp 9 và phụ huynh trên cả nước vẫn chưa biết phương án tuyển sinh lớp 10 năm học tới. Cùng với các địa phương, thành phố Hà Nội chưa thể “chốt” được phương án tuyển sinh lớp 10 vì còn chờ Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố quy chế tuyển sinh.
Dự án Khu nhà ở cao cấp Vạn Thuận – Tây Thăng Long (phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) do Công ty TNHH Xuân Trường Hoành Bồ làm chủ đầu tư.
Hà Nội: Sau đấu giá, quy hoạch nhà ở cao tầng được điều chỉnh về thấp tầng
(Ngày Nay) - Ô đất TT-07 (tên cũ là CT–04, nằm tại phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) trước đây từng được quy hoạch để thực hiện dự án nhà ở chung cư cao tầng. Tuy nhiên, sau khi kết quả trúng đấu giá được phê duyệt, ô đất này bất ngờ được thay đổi quy hoạch thành đất ở thấp tầng, để thực hiện dự án Khu nhà ở cao cấp Vạn Thuận – Tây Thăng Long.