Lê Hoàng: đạo nhái thời trang phổ biến đến mức 'chán chả buồn nói'

Đó là ý kiến của đạo diễn Lê Hoàng trong Talkshow “Chuyện Cuối Tuần” với chủ đề Đạo nhái thiết kế thời trang diễn ra ngày 1/11. Tham gia Talshow còn có nhà thiết kế thời trang Quỳnh Paris.
Lê Hoàng: đạo nhái thời trang phổ biến đến mức 'chán chả buồn nói'

Nhận xét về thời trang Việt hiện nay, đạo diễn Lê Hoàng cho biết, việc đạo nhái là phổ biến đến mức “Chán chả buồn nói”. Lê Hoàng cho rằng trong âm nhạc, văn học, điện ảnh cũng có đạo nhái, tuy nhiên nó không tràn lan và được thừa nhận một cách hiển nhiên như thời trang: “Quần áo thì không nói làm gì, chứ túi xách, đồ hàng hiệu ra chợ thấy bị nhái tràn lan, người ta mua bán công khai. Nhiều người cho rằng, ở Việt Nam đạo nhái quá trắng trợn”- Lê Hoàng nói.

Lê Hoàng kể anh từng chứng kiến nhiều nhà thiết kế khi đưa các bộ sưu tập lên sân khấu thì làm rất đàng hoàng, không vay mượn ý tưởng của ai, tuy nhiên không hiếm những bộ thời trang để ở cửa hàng của chính nhà thiết kế đó thì lại là trang phục nhái. Bản thân Lê Hoàng cũng từng may rất nhiều áo sơ mi của một nhà thiết kế có tên tuổi, nhưng khi sang Paris công tác, anh bất ngờ khi thấy những chiếc áo đó của mình y như một thương hiệu lớn. Khi đó vị đạo diễn mới biết nhà thiết kế kia đã chôm chỉa ý tưởng từ một thương hiệu lớn.

Với kinh nghiệm làm nghề lâu năm, Lê Hoàng cho rằng hiện nay showbiz đang phát triển mạnh, các nghệ sĩ thường hiếm khi xuất hiện lần thứ hai với một bộ đồ. Điều này chứng tỏ sức tiêu thụ thời trang rất lớn, vì thế, nhiều mẫu mới không ra đời kịp, điều này cũng dẫn đến việc đạo nhái thường xuyên trong thời trang. Nguyên nhân khác là do dư luận không quá khắt khe với việc đạo nhái thời trang nên nhiều nghệ sĩ vẫn sẵn sàng mặc hàng nhái:

“Nhiều nghệ sĩ bị phát hiện ra mặc đồ nhái thương hiệu nổi tiếng, tuy nhiên, báo chí chỉ đăng một lần rồi chìm nghỉm. Nó không giống như scandal về đời tư bị nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Chính sự dễ dãi của công chúng và không có chế tài pháp luật nên việc đạo nhái thời trang vẫn tiếp tục xảy ra. Ở showbig Việt nam hiện nay, gần như không có nhà thiết kế nào lại không "chôm", vấn đề chỉ là ít hay nhiều mà thôi”- Lê Hoàng nói

Lý giải về nguyên nhân của nạn đạo nhái này, theo Quỳnh Paris, nhiều NTK thiếu tự tin, không tin vào khả năng sáng tạo của mình, rồi lười suy nghĩ, lười sáng tạo ý tưởng, hoặc là quá tự cao để nghĩ rằng mình không cần phải lao động nhiều nhưng vẫn có thể thiết kế giỏi. Đặc biệt, còn có người coi thường dân chúng, nghĩ rằng dư luận không thể hiểu về thời trang nên không biết mẫu họ làm ra là đạo nhái.

Bên cạnh đó, cũng không hiếm NTK cho rằng khi nhái được, làm giống được các thương hiệu nổi tiếng nghĩa là bản thân mình giỏi. Theo Quỳnh Paris: “Cũng có khi các nhà thiết kế cũng bị oan khi khách hàng yêu cầu phải may giống các thương hiệu nổi tiếng để cảm thấy “sang hơn”, hiểu biết về thời trang thế giới hơn. Lỗi nhà thiết kế trong trường hợp này là quá chiều lòng khách hàng và không có bản lĩnh để có thể khẳng định mình”.

Theo Tiền Phong
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).