Lễ hội đền Cửa Ông Xuân Giáp Thìn

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày 12/3 (tức ngày 3/2 âm lịch), thành phố Cẩm Phả (Quảng Ninh) tổ chức Lễ hội đền Cửa Ông tháng 2 năm Giáp Thìn 2024 nhằm tưởng nhớ công ơn của Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng và tướng lĩnh thời Nhà Trần đã có công rất lớn trong các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông.
Lễ hội đền Cửa Ông Xuân Giáp Thìn

Lễ hội năm nay, phần lễ vẫn theo nghi thức truyền thống trước đây. Trong đó, Lễ rước kiệu Đức Ông và các nhân thần vi hành khu an ngự - nghi lễ mang đậm nét văn hóa của vùng biển Đông Bắc là hấp dẫn nhất, thu hút đông đảo người dân, du khách nghinh đón Đức Ông.

Ông Phạm Văn Kính, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cẩm Phả, Trưởng Ban tổ chức Lễ hội cho biết: Đền Cửa Ông là một trong những di tích lịch sử văn hóa thời Nhà Trần, có lịch sử lâu đời gắn liền với thần tích về Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng, người đã gắn bó cả cuộc đời với những chiến công hiển hách chống giặc ngoại xâm tại miền đất biên ải của Tổ quốc. Để ghi nhớ công đức, nhân dân lập đền thờ tại Cửa Ông. Cuộc đời và sự nghiệp cao đẹp của ngài sống mãi trong lòng người dân Việt Nam và muôn đời con cháu. Đền Cửa Ông được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt năm 2017.

Lễ hội Đền Cửa Ông được mở hằng năm vào ngày mùng 3-4/2 và mồng 3-4/8 (âm lịch), mang biểu tượng của tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước. Biểu tượng đó được thể hiện bằng sự tôn vinh nhân vật lịch sử, người anh hùng dân tộc thời Nhà Trần đã trở thành huyền thoại, hóa thân thành một nhân thần. Đó là “Chủ thần đền” Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng mà nhân dân vẫn quen gọi - Đức Ông. Đây là sự kết tụ, đỉnh điểm tâm thức tín ngưỡng của cả cộng đồng, mang nhiều ý nghĩa xã hội và có giá trị nhân văn sâu sắc.

Lễ hội Đền Cửa Ông được mở lại với quy mô lớn từ năm 1996, sau nhiều năm giãn cách, song cùng với quần thể kiến trúc của đền vừa cổ kính, tôn nghiêm vừa hiện đại, tọa lạc trên một vị trí sơn thủy hữu tình tuyệt đẹp của "Cửa Ông - Miền Đất thiêng".

Lễ hội như một bảo tàng sống động gồm 2 nội dung. Phần Lễ với Hành trình lễ rước Đức Ông và các nhân thần vi hành, khi đoàn rước đi trên đường Trần Quốc Tảng sẽ có đoàn tàu, thuyền diễu trên biển song song với đoàn rước.

Lễ khai hội với các nghi thức và nhiều nội dung đặc sắc thể hiện tinh thần “Hào khí Đông A”, diễn thần tích “Dấu thiêng lưu tích”, các nghi lễ, trang phục dân tộc cổ truyền.

Phần hội với các trò chơi dân gian và thể thao dân tộc như: Thi kéo co, đẩy gậy, dâng soạn lễ, bịt mắt đánh trống, đua thuyền...

Ông Nguyễn Văn Tường (87 tuổi), khu 9A, phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả phấn khởi cho biết, người dân ở đây tôn sùng Đức Ông, nên vào ngày chính hội cả gia đình, con cháu chuẩn bị sẵn các mâm cỗ để khi kiệu rước Đức Ông đi qua sẽ kính dâng lên Ngài, cầu mong Đức Ông phù hộ, độ cho mưa thuận, gió hòa, nhân dân bình an, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

Lễ hội đền Cửa Ông hướng về cội nguồn, gắn với những nhân vật lịch sử đã “hóa thần”, đã trở thành tâm thức của người Việt với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ người trồng cây” và gắn với những cuộc hành hương của du khách trên khắp mọi miền Tổ quốc và bạn bè quốc tế.

Đặc biệt, trong lễ khai hội đền Cửa Ông năm nay, thành phố Cẩm Phả đón nhận Quyết định và Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam đối với 2 cây đa, 9 cây nhãn và 1 cây long não trong khuôn viên Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt đền Cửa Ông - Cặp Tiên.

Năm 2016, Lễ hội đền Cửa Ông được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có đức, có tài
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có đức, có tài
(Ngày Nay) - Sáng 18/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao Huân chương Lao động hạng Ba, tặng Trường đại học Kinh tế. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo. Tạp chí Ngày Nay trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt.
Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.
Đoàn kết xây dựng khu dân cư tự quản, văn minh, hạnh phúc
(Ngày Nay) - Tối 17/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng Đoàn công tác Trung ương đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, tỉnh Ninh Bình và đông đảo cán bộ, nhân dân Tổ dân phố 4, phường Đông Thành.
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Tỉnh Hưng Yên đang triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển, mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với nhiều hoạt động hỗ trợ và các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, nhằm mang lại quyền lợi thiết thực cho người dân.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
(Ngày Nay) - Ngày 16/11, trong cuộc thảo luận về tuyên bố chung trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), các nhà ngoại giao của nhóm đã gặp khó khăn trong việc thu hẹp bất đồng về nguồn tài chính để giải quyết biến đổi khí hậu và vấn đề đánh thuế nhóm siêu giàu.