Lễ hội, di tích mở cửa trở lại: Nơi vắng bóng, nơi 'căng mình' đón khách

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Dù đã được mở cửa trở lại, thế nhưng nhiều di tích ở Hà Nội dù đang rộng cửa đón khách nhưng đều trong tình trạng im lìm, vắng vẻ. Trái ngược với điều này, Ban tổ chức lễ hội chùa Hương hiện lại đang căng mình lên phương án đón đông đảo khách thập phương.
Văn Miếu-Quốc Tử Giám chỉ có lác đác vài du khách.
Văn Miếu-Quốc Tử Giám chỉ có lác đác vài du khách.

Vắng bóng du khách

Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu- Quốc Tử Giám (VM-QTG), đền Ngọc Sơn, nhà tù Hỏa Lò và hệ thống các di tích khác ở Hà Nội trải thảm đón khách từ 8/3. Thế nhưng không như mong đợi của các ban quản lý, lác đác mới thấy bóng du khách ra vào.

Vốn là một trong những di tích đón hàng chục triệu lượt khách mỗi năm, giờ chỉ vài chục khách đến tham quan Văn Miếu trong ngày. Ông Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa khoa học VM-QTG cho biết khi đại dịch ập đến, di tích hụt mất khoảng 80% du khách so với năm 2019. Đầu năm 2021, khách giảm sâu 90% để thực hiện phòng, chống dịch suốt dịp Tết Nguyên đán. Ông Lê Xuân Kiêu xác nhận Trung tâm cố gắng cầm cự, hiện chưa phải cắt giảm nhân sự.

“Tôi cho rằng tình trạng này còn kéo vài năm nữa, cho tới khi kinh tế khôi phục và khách quốc tế trở lại. Dù rất khó khăn nhưng chúng tôi cũng không thể ngồi chơi không được. Vừa qua Văn Miếu chủ động tranh thủ thời gian vắng khách để tập trung nghiên cứu, đào tạo tìm ra sản phẩm mới”, ông Kiêu nói.

Cuộc thi Ký họa Văn Miếu vừa qua là một trong những hoạt động hâm nóng nhằm lôi kéo người dân và du khách. Các tác phẩm nổi bật được trưng bày tại Văn Miếu. Ông Kiêu cho biết, Trung tâm đang tính tới đưa tác phẩm chất lượng đạt giải cao trở thành quà tặng hoặc sản phẩm du lịch gắn với Văn Miếu. Tham vọng đưa Văn Miếu thành không gian sáng tạo, trung tâm hoạt động văn hóa vẫn là kế hoạch dài hơi, bởi với vị thế của di tích quốc gia đặc biệt, Trung tâm không thể tổ chức các sự kiện hay hoạt động quá úi xùi.

Vắng vẻ cũng là tình trạng chung ở Di tích quốc gia đặc biệt đền Ngọc Sơn và một số cụm di tích nổi tiếng ở khu phố cổ. Nhà tù Hỏa Lò sớm phun khử khuẩn và các biện pháp phòng dịch. Để tránh lây nhiễm dịch, BQL bố trí thiết bị thuyết minh tự động cho du khách.

Ông Nguyễn Doãn Văn, Trưởng Ban Quản lí Di tích Danh thắng Hà Nội phân tích, dù di tích mở cửa trở lại nhưng vì đã qua hết các dịp lễ tết nên lượng khách giảm tới hơn 70%. Đền Ngọc Sơn những ngày này cũng rất thưa vắng, BQL trông đợi đông dần lên khi cuối tuần này phố đi bộ hoạt động trở lại. “Tháng này nhân viên ở các di tích chưa có lương. Các đơn vị quản lý di tích ở Hà Nội hoạt động theo cơ chế tự chủ, không có khách đồng nghĩa không có nguồn thu để chi trả và duy trì hoạt động”, ông Nguyễn Doãn Văn nói.

Chùa Hương mở hội

Hết tháng Giêng chùa Hương mới chính thức mở hội. Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức hôm 9/3 phát đi thông cáo về việc mở cửa trở lại phục vụ khách tham quan tại khu Di tích thắng cảnh Hương Sơn (chùa Hương). Chùa Hương đón khách từ 13/3 (tức Mùng 1 tháng Hai). Lãnh đạo huyện lên phương án chi tiết đảm bảo phòng chống dịch, đồng thời đề nghị du khách thực hiện quy định 5K khi trẩy hội chùa Hương.

Ngay sau hội nghị thông qua phương án đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại khu Di tích thắng cảnh Hương Sơn mở cửa trở lại vào chiều 10/3, ông Nguyễn Bá Hiển, Trưởng BQL cho biết, Ban Tổ chức xác định đây là di tích có không gian rộng, khi mở cửa đón lượng lớn du khách ở Hà Nội và các tỉnh về tham quan lễ Phật thì nguy cơ cao xuất hiện dịch bệnh. Đón khách trở lại, huyện Mỹ Đức và QBL Di tích thắng cảnh Hương Sơn phải sẵn sàng kịch bản chi tiết.

“Tại ba cổng soát vé, chúng tôi thực hiện đo thân nhiệt, sát khuẩn và khai báo y tế theo đoàn. Chúng tôi cũng tăng cường truyên truyền để người dân có ý thức phòng dịch khi tham quan di tích và lễ chùa. Ban Tổ chức dán nhiều tờ thông báo phân bố khắp di tích để hướng dẫn khách quét mã QR và khai báo y tế qua điện thoại thông minh”, ông Hiển cho biết. Ban Tổ chức còn chuẩn bị cả loa cầm tay để nhắc nhở du khách tránh tập trung đông người tại các khu vực như bến xe, đền Trình, chùa Thiên Trù, ga cáp treo và động Hương Tích.

Lễ hội chùa Hương vốn cao điểm nhất vào tháng Giêng, tuy nhiên thời điểm này, Ban Tổ chức vẫn ước tính hai ngày cuối tuần mở cửa trở lại có thể đón 2-3 vạn du khách. Số lượng xuồng, đò của bà con nhân dân xã Hương Sơn có khoảng 4 nghìn chiếc và được thả xuống suối Yến theo đợt. “Bà con vừa đón khách vừa nghe ngóng, không thả xuồng đò ồ ạt nữa, bởi nếu vắng khách mà xuồng bỏ không thì còn phải chịu thêm chi phí trông coi nữa”, ông Hiển nói.

Khu Di tích thắng cảnh Hương Sơn chịu thất thu cả trăm tỷ đồng trong năm 2020 do COVID-19 bùng phát. Từ đầu năm 2021 tới nay, chùa Hương mới đón được khoảng 8 nghìn khách.

Rút ngắn thời gian hành lễ

Ban Tổ chức lễ hội chùa Hương cho biết, với khu vực Thiên Trù, động Hương Tích có thể tập trung đông người dân và du khách, sẽ có phương án bố trí lực lượng hướng dẫn du khách đảm bảo giãn cách, bố trí theo một chiều. “Chúng tôi rút ngắn thời gian lễ, thu xếp có người đón lễ bên trong, người trả lễ bên ngoài theo một chiều và ngay sau khi lễ xong”, ông Nguyễn Bá Hiển nêu.

Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
(Ngày Nay) - Apple đã nỗ lực tách biệt dòng iPhone thường và iPhone Pro để biện minh cho việc tăng giá của dòng Pro mà không làm giảm tiềm năng của dòng cơ bản. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai loại này có thể thay đổi vào cuối năm nay nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).